PHÊ PHÁN REALISM: Từ Quan hệ Quốc tế đến Đời sống Chính trị | Triết học Đại chúng | Hội Đồng Cừu

Sdílet
Vložit
  • čas přidán 25. 08. 2024

Komentáře • 273

  • @HoiDongCuu
    @HoiDongCuu  Před 2 lety +155

    Với Tòa án Công lý Quốc tế ICJ đưa ra án lệnh đầu tiên dành chiến thắng cho Ukraine, chúng ta cùng tìm hiểu và phân tích xem liệu chủ nghĩa Hiện thực Chính trị (Political Realism) có toàn năng và hoàn thiện như những người ủng hộ khẳng định.
    Hy vọng video sẽ cung cấp thêm một số thông tin và góc nhìn mới cho khán thính giả của HDC.
    MỤC LỤC THAM KHẢO
    0:00 Cập nhật vụ kiện ICJ và Thảo luận mở đầu
    3:46 Giải thích chủ nghĩa Hiện thực Chính trị (Political Realism)
    14:50 Phê phán chủ nghĩa hiện thực 1: Quá tối giản
    19:07 Phê phán chủ nghĩa hiện thực 2: Thất bại nhiều lần trong lịch sử

    • @phannkhuong
      @phannkhuong Před 2 lety +18

      - Kênh ngày càng lớn mạnh chắc chắn sẽ ko tránh khỏi các comments tiêu cực, mong kênh luôn vững vàng và phát triển mạnh mẽ!
      - Thích nhất sự bình tĩnh, trí thức, đưa ra các lập luận dựa trên dẫn chứng/bằng chứng chứ ko cảm tính như những kênh khác, nói về các chủ đề khô khan một cách rất lôi cuốn!
      - Trong các videos trước các bạn có nói về một số kiểu ngụy biện thường gặp, mong các bạn có một topic nói về tư duy phản biện lại các kiểu ngụy biện thường gặp :D

  • @phuongl.nguyen6077
    @phuongl.nguyen6077 Před 2 lety +185

    18:22 'Động lực phát triển của xã hội loài người là năng lực đạo đức, kì vọng vào công lý và bình quyền' 👍 Câu này của anh Trung sâu sắc quá.

  • @ndkhoa6889
    @ndkhoa6889 Před 2 lety +272

    Quá hay và quá giỏi. Tầng lớp trí thức và tinh hoa của người Việt mới phải là các em. Nâng tầm tư duy và dân trí rất nhiều

  • @ucphamminh9156
    @ucphamminh9156 Před 2 lety +127

    Cảm ơn bạn Trung vì đưa ra những nhận định rất sâu sắc. Ở đây, tôi có một góc nhìn "bổ sung" là: chủ nghĩa hiện thực (realism) trong chính trị học (hay khoa học chính trị) thực chất về mặt phương pháp luận vẫn bị quy định bởi phương pháp luận quy giản trong khoa học cổ điển. Nội dung của phương pháp luận này là giản lược các yếu tố phức tạp về các bộ phận nền tảng, cơ bản hơn. Khoa học cổ điển đã từng quy mọi thứ trong tự nhiên về hoạt động của nguyên tử để giải thích, nhưng rõ ràng là cách này đã khiến cho khoa học không thể mô tả được các hệ thống vô cùng phức tạp. Tiêu biểu như mô tả về "xã hội loài kiến" chẳng hạn, nếu chỉ quy "xã hội loài kiến" về yếu tố cơ bản hơn là từng con kiến một thì các nhà khoa học sẽ không hiểu tại sao xã hội loài kiến có những tính chất "trội" (emergence) mà từng con kiến không có (như tính tự tổ chức trong việc "phân công lao động", khả năng tự điều chỉnh kết cấu xã hội, v.v.). Do vậy, khoa học đã tiến hành chuyển đổi sang mô hình khoa học mới chú trọng mô tả các yếu tố phức tạp như nó vốn có. Điều này đỏi hỏi sự phát triển trong các lý thuyết về xác suất và thống kê (vì các yếu tố phức tạp hoạt động phi tuyến tính, ngẫu nhiên), cũng như các mô hình toán học mới để mô tả sự chuyển pha, chuyển trạng thái một cách hiệu quả hơn. Cho nên là đến nửa sau thế kỷ XX thì khoa học mô tả về các yếu tố phức tạp mới phát triển mạnh, như lý thuyết hỗn loạn (chaos theory), hay lý thuyết lượng tử, v.v. Ở đây, rõ ràng là không chỉ cá nhân con người, mà quốc gia đã là một hệ thống phức tạp có những tính chất mà bộ phận cấu thành nên nó không có, chứ chưa nói gì đến hệ thống phức tạp hơn nữa như quan hệ quốc tế và chính trị toàn cầu. Chủ nghĩa hiện thực ở đây đã không cập nhật được mô hình lý giải mới trong khoa học cho nên vẫn giữ lấy mô hình quy giản luận đã không còn phù hợp nữa. Cái gốc quy giản của nó là bản chất "vị kỉ" muốn tranh đấu để giành lợi ích của con người, nhưng đấy chỉ là góc độ cá nhân hạn hẹp. Còn ở cấp độ xã hội nơi con người tồn tại trong một mối liên kết xã hội chằng chịt, phức tạp thì rõ ràng cách lý giải này sẽ không lý giải được mọi hành vi của con người. Chẳng hạn như "năng lực đạo đức, kì vọng vào công lý và bình quyền" mà bạn Trung nói, rõ ràng là những yếu tố này chưa bao giờ là công cụ hiệu quả để giành lấy lợi ích cả, nhưng nó vẫn phát triển và trở thành một tiêu chuẩn xã hội chi phối hành vi con người, thậm chí là yếu tố khiến con người đi ngược lại với bản chất vị kỉ của mình (như cha mẹ hi sinh cho con cái, con cái hi sinh cho cha mẹ, v.v.). Tựu chung lại, với phương pháp luận quy giản, giống như khoa học cổ điển chỉ đúng ở trong những giới hạn nhất định, thì chủ nghĩa hiện thực trong chính trị học cũng chỉ đúng ở trong những điều kiện hữu hạn nơi các yếu tố có thể được nắm bắt và "kiểm soát".

  • @phatngo3448
    @phatngo3448 Před 2 lety +134

    Rất đồng ý với HĐC về việc: những bạn theo "chủ nghĩa hiện thực" đang đơn giản hóa vấn đề chính trị rất phức tạp đang diễn ra ở Ukraine, nhất là việc so sánh quan hệ quốc gia giống như các quan hệ cá nhân thì còn dễ sai lầm hơn nữa. Các mối quan hệ giữa các quốc gia quá phức tạp để một cá nhân có thể hiểu được cho dù là lãnh đạo quốc gia nào hay là ông Putin. Thậm chí có khi tình hình hiện giờ cũng nằm ngoài dự tính của ông Putin vì ông không nghĩ rằng "cây búa" mình đang cầm nó lại quá lớn để mà gây ra tình trạng như hiện giờ.

    • @minhnguyen-em1gy
      @minhnguyen-em1gy Před 2 lety +38

      toàn là DLV lương 3 củ 1 tháng thôi trình thấp thì nó phải đơn giản hóa vấn đề chứ phức tạp sao nó hiểu nổi

  • @IR_Theory
    @IR_Theory Před 2 lety +57

    Cảm ơn HĐC vì một video rất thú vị. Các lý lẽ về chủ nghĩa hiện thực của các bạn là những lý lẽ sơ khai của trường phái này, gọi là Classical Realism, bắt nguồn từ những ghi chép của Thucydides cách đây hơn 2000 năm. Xuất phát từ hiện thực chiến tranh giữa các thành bang Hy Lạp, ông chỉ ra nguồn gốc của chiến tranh là do sự sợ hãi về những thay đổi trong cán cân quyền lực làm tăng lên mối nghi ngại giữa các quốc gia, khiến họ phải tìm cách đảm bảo an ninh song rốt cuộc lại đẩy nhau vào cạm bẫy chiến tranh. Thucydides cũng là người đầu tiên khẳng định trong chính trị không có chỗ cho đạo đức giữa nước mạnh và nước yếu vì nước yếu chẳng thể làm gì khác ngoài phục tùng nước mạnh.
    Hàng thế kỷ trôi qua nhưng những gì mà Thucydides ghi chép lại không mất đi tính thời sự của chúng. Chủ nghĩa hiện thực không phải là chủ nghĩa cấp tiến, thực tế là nó là một loại chủ nghĩa bi quan, những ai tin vào chủ nghĩa hiện thực, thường có niềm tin rằng bản chất con người vốn xấu xa, luôn tìm cách đạt được lợi ích của mình dựa trên mất mát của kẻ khác, do vậy xung đột hay chiến tranh giữa con người với con người là một sự hiện hữu vĩnh hằng. Vì lẽ đó, họ không bao giờ tin sẽ gây dựng được một nền hoà bình chung cho toàn nhân loại. Hiển nhiên, với một sự bi quan như vậy, chủ nghĩa hiện thực chịu nhiều chỉ trích từ chủ nghĩa tự do hay chủ nghĩa cấp tiến Mác-xít.
    Nhưng vì sao chủ nghĩa hiện thực luôn có chỗ đứng? Vì thực tiễn chính trị quốc tế cho thấy chiến tranh chưa bao giờ ngừng. Các quốc gia luôn tìm cách để tăng cường sức mạnh, luôn cạnh tranh hòng làm suy yếu hoặc tiêu diệt những đối thủ có khả năng đe doạ đến an ninh và sự tồn vong của mình. Các cuộc đối đầu Mỹ-Trung hay Nga-phương Tây hiện nay không nằm ngoài quy luật này.
    Một lý do khác để chủ nghĩa hiện thưc tồn tại là vì sự kém hiệu quả của các định chế và luật pháp quốc tế. Lấy ví dụ từ lịch sử, Hội Quốc liên là một thể chế phổ quát được thành lập sau thế chiến thứ nhất nhằm đảm bảo một trật tự dựa trên luật lệ, nhưng Hội Quốc liên đã thất bại trong việc ngăn chặn chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra. Ngày nay, Liên Hợp quốc cũng không giải quyết được cảnh đối đầu giữa các cường quốc trong Hội đồng Bảo an, và bản thân các cường quốc này lại có nhiều hành vi được xem là vi phạm các luật lệ quốc tế nhất. Đơn cử như Trung Quốc, dù bị toà án quốc tế phủ nhận quyền hợp pháp của Trung Quốc đối với yêu sách lãnh thổ trên biển Đông, nhưng phán quyết của toàn án quốc tế không thể ngăn cản nước này tiếp tục duy trì sự chiếm đóng ở các quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa cũng như đường 9 đoạn. Thành thử, phán quyết của toàn án chỉ có ý nghĩa tượng trưng.
    Cuối cùng, chủ nghĩa hiện thực hoàn toàn có thể dùng để dự đoán tương lai hoặc phỏng đoán các tình huống có khả năng xảy ra và từ đó các quốc gia có thể chuẩn bị trước cho mình các phương án xử lý. Đối với những người nghiên cứu quan hệ quốc tế thuộc chủ nghĩa hiện thực, xung đột Nga-Ukraina hiện nay không phải là điều bất ngờ.
    Suy cho cùng, chủ nghĩa hiện thực cũng chỉ là một công cụ để giải thích những gì diễn ra trong thế giới của chúng ta. Do vậy, có người sẽ thấy hợp lý, có người sẽ phản đối. Lý thuyết quan hệ quốc tế không có một lý thuyết chung, mà nó rất đa dạng, phức tạp vô cùng với các loại chủ nghĩa khác nhau mà khi dùng chúng để phân tích lại có thể đưa ra những kết luận khác nhau cho cùng một vấn đề.
    BTW: những bạn quan tâm về lý thuyết quan hệ quốc tế, có thể theo dõi kênh của mình để cùng thảo luận và tìm hiểu thêm về thế giới IR: czcams.com/video/oiv1hUAGF58/video.html

  • @myhoang117
    @myhoang117 Před 2 lety +41

    Nếu nói về chủ nghĩa hiện thực thì cần phải nói thêm một số những giả định tiên quyết của các nhà hiện thực về môi trường chính trị quốc tế.
    1. Môi trường quốc tế là vô chính phủ (anarchy). Tức là không có bất kỳ một cơ quan nào trên quốc gia đứng lên bảo đảm cho cái gọi là đạo đức hay xử phạt bất công giống như nhà nước điều hoà mối quan hệ giữa công dân vậy.
    2. Quốc gia, dân tộc là chủ thể quan trọng nhất trong hệ thống quốc tế. Luật pháp quốc tế và các thể chế đa phương bị coi là không có vai trò nào hoặc chỉ là công cụ của các nước lớn.
    3. Bởi môi trường vô chính phủ, các quốc gia luôn bị ám ảnh bởi các đe doạ tiềm tàng từ bên ngoài và nghi kỵ ý đồ của các quốc gia khác.
    4. Các quốc gia luôn hành xử một cách duy lý dựa trên thực tiễn về cán cân quyền lực (balance of power) để theo đuổi mục tiêu cao nhất là sinh tồn của mình. Theo đó cách tốt nhất là phải tối đa hoá sức mạnh, trở thành bá quyền áp đặt luật chơi. Còn các nước nhỏ chỉ có 2 cách để đối phó với đe doạ từ nước lớn hơn bên cạnh. Hoặc liên minh với nước bên ngoài hoặc chấp nhận phù thịnh (thần phục) gã khổng lồ láng giềng.
    Có thể thấy, đúng như nhận định của Trung, chủ nghĩa hiện thực cố gắng tối giản hoá sự vận động ngày một phức tạp của xã hội loài người. Khả năng lý giải của chủ nghĩa hiện thực có thể tỏ ra ưu việt trong xã hội của các thế kỷ trước nhưng khi xã hội loài người ngày một tiến bộ (và chắc chắn sẽ luôn vận động theo hướng tiến bộ) thì chủ nghĩa hiện thực sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc giải thích các hiện tượng chính trị thế giới đương đại trở đi.
    Việc vận dụng tư tưởng của chủ nghĩa hiện thực theo tâm lý "mạnh được yếu thua" của một số người dân Việt Nam hiện nay cũng giúp giải thích cho các lập luận sơ cấp của họ về nền chính trị quốc tế hiện đại. Trong đó có việc phủ nhận sạch trơn vai trò của các thể chế và luật pháp quốc tế, mà chúng ta thường hay được nghe đấy là "phương Tây thống trị", "bù nhìn rơm của phương Tây", "vô giá trị"....
    Thật may là thế giới hiện nay không chỉ có mỗi chủ nghĩa hiện thực tồn tại, mà còn có các dòng lý thuyết khác như (tự do) Liberalism hay kiến tạo (constructivism) giúp giải thích các vận động của thế giới một cách tích cực và hợp lý hơn. Hi vọng rằng với sự vận động ngày một phức tạp và tiến bộ của thế giới, các nhà tư tưởng châu Á có thể sáng tạo ra các dòng lý thuyết quan hệ quốc tế mang màu sắc Á Đông để cạnh tranh với các học thuyết phương Tây.
    Đến trường hợp của Việt Nam, có lẽ cách tuyên truyền định hướng của chúng ta cần phải có những hướng đi mới bám sát với thực tiễn của thời đại để cung cấp các thông tin chính thống và khách quan nhất đến với người dân. Không thể để tình trạng chính quyền thì đề cao luật pháp quốc tế còn nhân dân lại coi nó như cỏ rác được. Hi vọng rằng thế hệ trẻ đầy tài năng như Trung có thể tham gia cống hiến cho nước nhà, tạo ra các thay đổi về chất trong công tác tuyên truyền. Bởi vì chỉ lý luận suông như thế này không thể tạo ra các thay đổi được mà cần phải có các hành động thực tiễn từ cán bộ trong nước.

  • @tddthinh
    @tddthinh Před 2 lety +14

    như Will Smith tát vào mặt người khác, những lý sự cùn trên MXH VN ủng hộ việc dùng vũ lực, cho rằng đó là bảo vệ gia đình, bảo vệ người yêu,... hệ thống đào tạo đã tạo ra một đám đông háu chiến và phi lý trí. Nói đơn giản thôi, nếu ng khác xúc phạm bạn có quyền nhắc nhở hoặc thưa ra tòa về tội phỉ báng, nhưng bạn động thủ thì rõ ràng bạn đã phạm luật rồi, đây cũng là một kiểu Realism đã ăn vào đầu nhiều người VN.

  • @chuonghuynh827
    @chuonghuynh827 Před 2 lety +50

    Ước! Ngày nào HĐC được 1tr sub ngày đó dân trí Việt Nam chúng ta ở một tầm rất cao !

  • @binho2194
    @binho2194 Před 2 lety +67

    Chúc hội đồng cừu ngày càng có nhiều video ý nghĩa giúp phần nào đó nâng cao kiến thức giới trẻ Việt về nhiều vấn đề xã hội.

  • @hi.nhathongthai
    @hi.nhathongthai Před 2 lety +22

    Giới trẻ khi mới tìm hiểu hoặc nghe nói về chủ nghĩa hiện thực thường rất thích thú và cho rằng đây là lý thuyết rất thuyết phục, cả trong nghiên cứu quan hệ quốc tế lẫn đời sống. Phải có những video như bạn để họ có thêm nhiều góc nhìn và tường tận.

  • @hoantran4074
    @hoantran4074 Před 2 lety +90

    Tôi thì thích dùng từ "Thực dụng" để mô tả não trạng của bọn họ hơn. Bọn họ lôi cái cách tư duy, cách hành xử đang phổ biến ở Việt Nam hiện tại và của chính họ để áp dụng vào cho cái lý luận chính trị. Tôi gặp bọn này ở ngoài rất ngán và thường chủ động tránh xa thậm chí có chút hơi hướng phân biệt đối xử =))

  • @lamdoan1092
    @lamdoan1092 Před 2 lety +6

    mình hiểu nôm na là: những người nói mạnh duoc yếu thua, chính trị là vậy, bàn cờ của những nước lớn, hiểu biết về địa chính trị.. là những người còn hiểu thô sơ, hiểu đơn giản hoá một mô hình phức tạp, có nhiều biến.
    Những biến chưa được đem vào là đạo đức, nhân đạo, nhân văn, hướng tới công lý..
    Bạn có vẻ giỏi và hiểu sâu rộng.
    Trong video hội luận Ukraine-Nga của phobolsatv, Đỗ Kiên Trung và Henry Nguyễn lập luận đúng như những gì bạn phê bình: họ nói mạnh được yếu thua, địa chính trị, nói người khác hiểu còn ngây thơ..
    Theo mình thấy thì có 2 khả năng
    1. Họ biết họ đang nói sai, nhưng vẫn cố bẻ cong, lèo lái để đạt được thứ gì đó từ một thế lực khác.
    2. Họ là kiểu người có sự hứng thú với sự thống trị, thích mạnh được yếu thua, nên trong thâm tâm họ muốn ngả về phía có xu hướng như thế.
    Henry Nguyen thì mình ko biết, nhưng Trung Do thì khả năng là nhóm thứ nhất. Mình đã bình luận “thầy” dạy triết học này là hèn.
    Giả sử anh ta mang trong mình sự ham danh, háo thắng cùng với cái mác tiến sĩ triết học. Thì chắc hẳn gặp video này của bạn, là một cú tát giáng mạnh vào sự tự tôn của y.
    Tối giản hoá thế giới bằng khẩu hiệu: “mạnh được yếu thua”, có lẽ là một cách nghĩ thô sơ nhất, nhiều sai lầm nhất.
    Nhờ bạn, người ta nhớ tới, mô hình thế giới cần thêm những biến quan trọng nào.
    Sau đó họ nhận ra, thì ra cái mác tiến sĩ triết học của một số bộ phận kia thật ra lại hư danh và hèn mạt như thế.
    Tội nghiệp cho một người “thầy triết học” chết ngay trong sự cao ngạo của y.

  • @minhtung12302
    @minhtung12302 Před 2 lety +41

    Ôi đây là video mà mình mong muốn được nghe suốt bao nhiêu năm tháng mà giờ mới có, cảm ơn Hội Đồng Cừu rất nhiều. 🥰

  • @triminhnguyen8576
    @triminhnguyen8576 Před 2 lety +14

    Từ khi biết Kênh tự nhiên thấy khôn ra :))). Cảm ơn HDC

  • @potatosdiy2835
    @potatosdiy2835 Před 2 lety +7

    Các khán thính giả ,các fan hội đồng cừu cùng chúng tay giới thiệu kênh với các trang,các nguồn khác để mọi người càng ngày các biết đến kênh,nâng tầm trí thức dân Việt mình. Tôi đang làm công việc đó mỗi khi vào mạng .Chúc chủ kênh sức khoẻ.

  • @vanphonghong2718
    @vanphonghong2718 Před 2 lety +13

    Chúng ta sinh ra có thể không bình đẳng về vật chất, tuy nhiên phải được bình đẳng về mặt quyền lợi. Cách duy nhất chính là tôn trọng pháp luật THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT, muốn làm được như vậy. Chúc Trung luôn khỏe mạnh và ra nhiều video hay như thế này nữa nhé.

  • @Aris-rp7kq
    @Aris-rp7kq Před 2 lety +33

    Mong là triết học có thể giác ngộ và thay đổi được những ai theo chủ nghĩa hiện thực chính trị kiểu mạnh được yếu thua.

  • @TracyNguyen2018Jan
    @TracyNguyen2018Jan Před 2 lety +8

    Có quá nhiều thông tin, kiến thức, và sự dễ thương trong một video.
    Cảm ơn Hội đồng cừu.

  • @nguyenhoangtuananh9993
    @nguyenhoangtuananh9993 Před 2 lety +17

    Kênh làm nội dung đặc sắc mà tiến độ ra video lại đều. Đáng nể đó chứ

  • @MrBibibox
    @MrBibibox Před 2 lety +10

    Cách phản biện tâm lý Ỷ mạnh hiếp yếu phổ biến trong XH VN hiện nay rất hay. Chúc các bạn nhiều sức khỏe.

  • @A--HuynhMinhang-ge2gq
    @A--HuynhMinhang-ge2gq Před 2 lety +40

    Mấy đứa ní nuận theo kiểu mạnh được yếu thua. Thì mới đúng là tuổi trẻ chưa trải sự đời 😀

  • @sfdv1147
    @sfdv1147 Před 2 lety +4

    Mình thấy luận điểm trong video có nhiều phần đúng, nhưng mình cx muốn đưa thêm luận điểm của mình dưới tư cách là 1 người tự học quan hệ quốc tế. Theo cách mình nhìn nhận, sự tối giản của chủ nghĩa hiện thực rất giống với sự tối giản khi học vật lý và hóa học (giả sử ko có ma sát và giả sử môi trường đạt điều kiện tiêu chuẩn), hoặc sát hơn nx, giống hệt với sự tối giản hóa "homo-economicus" trong kinh tế học (hiện nay với sự phát triển của tâm lý học thì các nhà kinh tế học cx dần tiếp thu những nghiên cứu tâm lý học để giải thích hành vi rồi 😄).
    Để bắt đầu có thể nghiên cứu, chúng ta buộc phải hi sinh phần nào độ chính xác, nếu ko có sự tối giản hóa này thì khó mà con người có thể bắt đầu phát triển bất cứ luận điểm gì. Đúng là nó thiếu hoàn thiện nhưng khi xây dựng được những mô hình phức tạp hơn từ những tiên đê (axioms), những lỗ hổng xuất hiện và khi đó thì các nhà nghiên cứu sẽ bắt đầu xem xét chỉnh sửa và bổ sung vào những tiên đề này 😄

  • @kibu2008
    @kibu2008 Před 2 lety +21

    I learned a lot from your clips and analysis. I hope you will have time to learn even more and teach us later whenever possible. Keep up the great learning process, I also love the idea of practical uses of philosophy ideas into our life. It is a great approach and persuasive on many cases. Love this channel! But keep learning more!

  • @phuongdung7588
    @phuongdung7588 Před 2 lety +8

    Trả lời cho câu hỏi cuối video thì ngoài việc xuất hiện của nhiều học thuyết và tư tưởng tiến bộ khác thì t nghĩ là việc phát triển của kinh tế, sản xuất, khai thác tài nguyên… khiến cho mối quan hệ về cả chính trị lẫn kinh tế thậm chí là tất cả các mặt của đời sống của toàn bộ các nước trên thế giới là liên kết với nhau, liên kết ở đây vừa có nghĩa là phụ thuộc vừa có nghĩa là ngoại giao, đôi bên có lợi. Tư tưởng, học thuyết là một phần quan trọng, nhưng việc liên kết trong mọi mặt giữa các quốc gia cũng là một điều quan trọng không kém. Vì dù sao phải sống, sống theo đúng định nghĩa của động từ sống đã thì mới có thể tạo ra và thực hiện các tư tưởng, học thuyết được coi là tiến bộ đó!

  • @bachhongtran
    @bachhongtran Před 2 lety +9

    Theo đánh giá chủ quan của mình, rất nhiều comment biểu lộ suy nghĩ về địa chính trị và cổ súy cho nó là kết quả của quá trình suy nghĩ đi đến kết luận của chính họ. Từ những năm 1990 người ta cũng đặt câu hỏi, liệu những gì chúng ta đọc, tìm hiểu, suy nghĩ và dẫn tới phát ngôn có thể là của chúng ta, có thể mang ra dùng như một sở hữu hoàn toàn và của riêng mình? Ít ra câu hỏi dạng như thế ở thời đại mạng xã hội mạnh mẽ thế này rất xứng đáng để mọi người phải suy nghĩ, tự đánh giá trước khi muốn phô trương bằng một comment.

  • @NovemberFour1102
    @NovemberFour1102 Před 2 lety +8

    Cảm ơn HỘI ĐỒNG CỪU đã chia chia sẻ kiến thức và góc nhìn về hiện thực chính trị. Hiện thực chính trị nó quá đơn giản để những con người ít cần tư duy, không cần đặt câu hỏi, suy nghĩ, lập luận hay phản biện... chấp nhận và ủng hộ nó. Nó kéo những kẻ đó đi ngược lại với sự phát triển loài người về với bản năng sinh tồn của động vật. Với những người chấp nhận trở về thành động vật thì rất rất khó để có thể nói chuyện đưa họ về làm người.

  • @hunglythai8249
    @hunglythai8249 Před 2 lety +5

    Like mạnh mẽ. Nếu chỉ đơn giản là mạnh được yếu thua thì xã hội loài người không khác gì loài vật. Nói đơn giản là sẽ không có luật pháp gì khác ngoài luật rừng. Ủng hộ team tiếp tục ra nhiều video về Triết Học Đại Chúng. Ơn trời là các em không có học môn Lý Luận Chính Trị hay là Xây Dựng Đảng. 😂

  • @daominhhong951
    @daominhhong951 Před 2 lety +10

    Trong nghiên cứu quan hệ quốc tế có sự cạnh tranh dai dẳng giữa các dòng lý luận kinh điển hiện thực, tự do, và cấp tiến. Chủ nghĩa hiện thực nhấn mạnh vào khả năng thường trực của xung đột giữa các quốc gia; chủ nghĩa tự do nêu ra một số cách giảm thiểu các xu hướng xung đột; và chủ nghĩa cấp tiến mô tả việc toàn bộ hệ thống quan hệ quốc tế có thể được thay đổi như thế nào. Ranh giới giữa các mảng lý luận này khó phân biệt và một số tác phẩm quan trọng không hoàn toàn nằm trong một mảng lý luận nào cả. Nhưng những cuộc tranh luận giữa các mảng với nhau và trong nội bộ từng mảng lý thuyết đã giúp tạo nên chuyên ngành lý luận QHQT

  • @chinhnhanvo3769
    @chinhnhanvo3769 Před 2 lety +7

    các bạn trẻ ngày nay suy nghĩ một cách cứng nhắc về việc sử dụng các biện pháp vũ lực trong xung đột quan hệ quốc tế, bởi trong lịch sử chiến tranh hiện đại Việt Nam, Việt Nam đã đánh thắng hai cường quốc là Pháp và Mỹ. Nên họ cho rằng công cụ quyền lực và quân sự chính là công cụ hiệu quả nhất để giải quyết các vấn đề quan hệ quốc tế. Tuy nhiên cần nhìn nhận rõ một điều, cả hai lần chiến thằng của Việt Nam đều kết hợp 2 con đường là quân sự và ngoại giao. Chúng ta không đánh và tiêu diệt đến người Pháp hay người Mỹ cuối cùng mà gây thiệt hại đủ lớn để họ chấp nhận ngồi vào bàn ngoại giao và chiến thắng ngoại giao mới là chiến thắng sau chót. Điển hình như vấn đề Campuchia, nếu đường lối ngoại giao không thật sự khôn khéo sau giai đoạn đó thì liệu Việt Nam có mở cửa được hay không ? Quyền lực và quân sự chưa hẳn đã quyết định hay giải quyết ổn thỏa xung đột QHQT. Vấn đề QHQT có ảnh hưởng đến rất nhiều quốc gia và là vấn đề cực kì phức tạp mà không thể chỉ giải quyết bằng nắm nấm được

  • @hknlife913
    @hknlife913 Před 2 lety +4

    cảm ơn Hội Đồng Cừu vì đã chia sẻ những góc nhìn quý báu mà nhiều bạn trẻ chúng mình rất cần ❤️

  • @quanganhhoang6670
    @quanganhhoang6670 Před 2 lety +5

    Luận điểm phê phán 1 thú vị thật. Political Realism đơn giản nhưng lại là câu trả lời cho câu hỏi như 'tại sao thế kỉ 21 rồi vẫn còn cảnh chiến tranh như vậy?'. Con người trong thế kỉ 20 cố gắng thoát khỏi chủ nghĩa đế quốc, thực dân và có nhiều phong trào để dành lại tự do cho chinh minh. Ủng hộ political realism như đi ngược lại điều đó. Vs học thuyết này, dù xã hội có 'văn minh', tiến bộ hoặc phát triển rất cao về công nghệ/kinh tế, chiến tranh vẫn sẽ tái diễn và thậm chí vs quy mô và mức độ tàn phá nặng hơn.
    Các nhà lãnh đạo chính trị thuộc lịch sử và địa dư nhưng có vẻ chưa ai tìm được giải pháp 'hoà bình', tránh xung đột cho những bài toán của quốc gia, dân tộc chính họ.

  • @mai2202
    @mai2202 Před 2 lety +3

    Cảm ơn anh Trung và Hội Đồng Cừu vì những cố gắng của mọi người ạ ❤️

  • @hantruong7893
    @hantruong7893 Před 2 lety +4

    Xem video mà cứ coi timelapse sợ nó hết video là dấu hiệu tui quá u mê chiếc video này ;-; cảm ơn anh và nhóm rất nhiều ạ

  • @anhnguyentuan2107
    @anhnguyentuan2107 Před 2 lety +4

    Cảm ơn Video của bạn, trong khả nnăg tiếp thu của mình thì mình xin đc kết luận như sau: những tư tưởng tiến bộ hướng đến những điều tốt đẹp, mà những tư tưởng này đã phát triển và tồn tại góp phần giúp lịch sử và sự phát triển của loài người được tích cực và bền vững theo đúng chuẩn mực đạo đức. Chúng ta ko nên để cảm giác thân vs Nga và tư duy kẻ mạnh mà kết luận Ucraina là 'cho m chết'. Nhưng dù sao thì hiện thức thế giới là như vậy, và Nga cx là như vậy. Thực tế ko tránh khỏi những điều vô đạo đức, khi những kẻ có quyền ko muốn mất đi phần quyền lực nó đang có, cx giống như cách Mỹ cố gắng kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc vì điều này cx ko có lợi cho sự thịnh vượng chung của nhân loại.
    Tuy nhiên ở đây có thể rút ra rắng các nước nhỏ như Việt Nam chúng ta nên cẩn thận, ko nên kết phe cánh, cho nước khác cắm tên lửa tại nhà. Vì kẻ mạnh thì ít kẻ có đạo đức lắm.

  • @thanhbuixuan6580
    @thanhbuixuan6580 Před 2 lety +2

    Video rất chất lượng và hay. Chúc mừng HĐC. Đây cũng là điều mình băn khoăn

  • @trongvuhoang9805
    @trongvuhoang9805 Před 2 lety +2

    Thích mấy cái intro với outro của nhóm này ghê. Bị F0 1 tuần xem dc kênh này có ích ghê

  • @thainhatonghoang2762
    @thainhatonghoang2762 Před 2 lety +2

    Video nội dùng chất lượng quá, cho người nghe dễ hiểu và có góc nhìn mới và sâu rộng. Cảm ơn HĐC

  • @nguyenthanhson3100
    @nguyenthanhson3100 Před 2 lety +2

    Cảm ơn chia sẻ của Trung vs Hội đồng cừu.

  • @beautifullife-songnguanhvi4350

    Thanks for sharing some eye-opening facts and thoughts!

  • @duytrungpham9337
    @duytrungpham9337 Před 2 lety +5

    Đạo đức là chức năng tự nhiên của một cộng đồng , đoàn thể. Nó như kháng thể ở người có nhiệm vụ phát hiện những tác nhân gây hại đến hữu thể cũng như ghi nhớ những tác nhân đó .
    Một khi chức năng này bị rối loạn ở cấp đơn vị tế bào ở người cũng như cá nhân ở đoàn thể, xã hội chúng ta sẽ có tình trạng viêm.

  • @tlvi
    @tlvi Před 2 lety +1

    Trung giỏi quá! Nội dung hay quá! Cảm ơn Hội Đồng Cừu rất nhiều!

  • @huybahuynh
    @huybahuynh Před 2 lety +1

    Cám ơn Trung và team HĐC! Mong thường xuyên hơn nghe được những phân tích đa chiều thế này.

  • @vuquanghung3912
    @vuquanghung3912 Před 2 lety +2

    VN mà bành trướng với Cambodia và Lào thì TQ lại lấy cớ giống năm 79 , nó đập cho xẹp mỏ chứ ngồi đó mà mộng bành trướng. Một số thành phần ở VN mình hơi hoang tưởng quá. Thanks HĐC !

  • @linhki4126
    @linhki4126 Před 2 lety

    Sáng thứ 7 lại ngồi nghe bài giảng của HĐC, dù vid này mình đã xem và nghe hơn 6 lần... Thấy thật ý nghĩa.. Mình cũng là 1 NCS .. Và mình đã note lại những điều mình cần học hỏi thêm.. Thực sự k thể k comment được.. Xin cảm ơn Trung 1 lần nữa

  • @shuppa_shaiyan
    @shuppa_shaiyan Před 2 lety +2

    Ở VN có rất nhiều người theo chủ nghĩa hiện thực

  • @binhannguyen4870
    @binhannguyen4870 Před 2 lety +1

    Bữa giờ cứ chiến tranh, nay mới được xem chủ đề mình thích. Chân thành cảm ơn HĐC!

  • @ngoclinh9548
    @ngoclinh9548 Před 2 lety +13

    Tự dưng nghe anh bạn nhắc tới khúc "Modern Suzerainty" lại rùng mình 1 cái, tự nhiên lại nhớ đến 1 quốc gia nhỏ bé cong cong hình con tôm cũng đc độc lập NHƯNG tất cả mọi thứ quyết sách từ quốc phòng, an ninh, tầm nhìn hướng đi,... đều phụ thuộc vào 1 cái nước "lạ" ở phía bắc, mặc cho mọi cái tâm tư ý nguyện của người dân cũng như là hướng đi có lợi về lâu về dài cũng dân tộc đó, cũng bị bắt đi "hai hàng" giống Nga bắt Ukraine đi vậy á :D

  • @buithitho1023
    @buithitho1023 Před 2 lety +3

    Vid quá hay. Mình sẽ nghe lại nhiều lần. Và mỗi lần sẽ cố gắng ghi lại 1 ý kiến của mình với ý kiến của ad. Mình không ủng hộ "Chủ nghĩa hiện thực" nhưng đúng là nó có phần đúng và phần sai. Mong ad có nhiều vid liên hệ giữa các vấn đề hiện nay với triết học 😍

  • @NguyenHa-cp3du
    @NguyenHa-cp3du Před 2 lety +3

    Từ khi có xung đột Ukraine-Russia là em đợi cái này mãi

  • @paynemax6447
    @paynemax6447 Před 2 lety +1

    Cám ơn các thành viên Hội Đồng Cừu

  • @Minkanal2022
    @Minkanal2022 Před 2 lety

    Hay lắm .....tuyệt vời. 🌹🌹👍👍. Cám ơn nhóm nhiều 🌹

  • @baovungoc9340
    @baovungoc9340 Před 2 lety

    Cám ơn em đã có môt video thật hay ,chứng tỏ em đã rất khá " nhuần nhuyễn " từ những tài liệu giáo khoa , ngoài ra em còn chứng tỏ một tài năng ,đầy kì vọng trong tương lai về lý luận triết học ,lý luận chính trị sắc bén. Tôi chỉ là dân " ngoại đạo" ,nên không dám " góp ý" ,chỉ ước ao một điều, phải chi thế giới có đươc một tổ chức ,trong đó có được những biện pháp chế tài "không cho" nước lớn bắt nạt nước nhỏ Hay chúng ta phải chờ đến ngày khoa hoc nghiên cứu ra cách "chỉnh sửa ADN sao cho những nhà lãnh đạo (hay tất cả loài người càng tốt) Không còn " den" tham lam ....! Một lần nữa thật nể trọng em .

  • @hoangtrantuan142
    @hoangtrantuan142 Před 2 lety +11

    Chào bạn, cảm ơn bạn về bài nói. Mình hoàn toàn đồng tình với bạn về việc chủ nghĩa nào cũng có cái đúng cái sai, và không có một chủ nghĩa nào là hoàn toàn đúng và áp dụng cho mọi trường hợp (Mình nghĩ nó là hiển nhiên) vì mỗi trường hợp đều có sự đặc trưng riêng và sự phức tạp riêng. Nhưng mình nghĩ là với tình hình Nga-Ukraine hiện tại thì sử dụng chủ nghĩa Realism là rất hợp lý để giải thích hiện tượng này. Không biết ý kiến của bạn về việc sử dụng chủ nghĩa Realism để giải thích trường hợp hiện tại như thế nào, bạn có thể nói thêm được không?

  •  Před 2 lety +1

    Cảm ơn Trung và Hội đồng 💚

  • @hoangtrinh8544
    @hoangtrinh8544 Před 2 lety +1

    Những video phân tích giúp chúng ta hiểu hơn về chính trị, cuộc sống, triết học,.. hay như này thì ít view. Lắc mông lắc đứt khoe dú thì vài triệu. Đúng là đi ngược lại vời thời kỳ thịnh vượng nhất của Triết Học ở Hy Lạp. Những video kiểu như này mà được chục triệu view thì nước Việt Nam chúng ta sẽ phát triển lắm đấy.

  • @antruong7132
    @antruong7132 Před 2 lety +1

    Cảm ơn Trung

  • @minhthanhnguyen4757
    @minhthanhnguyen4757 Před 2 lety +1

    Hay lắm Hội Đồng Cừu! Chân thành cảm ơn!

  • @manhcuongnguyeno3645
    @manhcuongnguyeno3645 Před 2 lety

    cảm ơn chủ kênh , mình là một sv khoa sử và đã xem

  • @oceanblue1938
    @oceanblue1938 Před 2 lety +3

    Hội đồng cừu ra nhiều video nên xài nhiều hình ảnh giải thích hơn cho dễ hiểu. Cách bạn giải thích cung cấp nhiều thông tin rõ ràng.

  • @nguyenhavivo3205
    @nguyenhavivo3205 Před 2 lety

    Kiến thức mới mẻ này đã được tiếp thu!

  • @Mr_K87
    @Mr_K87 Před 2 lety

    Mình cực kỳ ấn tượng với những videos của kênh.Có những điều mình hiểu nhưng ko biết gọi tên hay khái niệm của nó.Cám ơn các bạn đã đem tri thức đến cho mọi người

  • @binhle-ne3tp
    @binhle-ne3tp Před 2 lety +1

    Bài này hay lắm hội đồng cừu

  • @richhere8897
    @richhere8897 Před 2 lety +1

    Chúc hội đồng cừu ngày càng có nhiều video bổ ích hơn nưaz ❤️

  • @daominhhong951
    @daominhhong951 Před 2 lety +7

    QUAN HỆ QUỐC TẾ: MỘT THẾ GIỚI, NHIỀU LÝ THUYẾT (Stephen Walt). Không một quan điểm nào có thể nắm bắt được tất cả sự phức tạp của nền chính trị thế giới đương đại. Do đó, tốt hơn là chúng ta nên có một số lý thuyết cạnh tranh nhau hơn là sự thống trị của một lý thuyết. Cạnh tranh giữa các lý thuyết sẽ giúp bộc lộ điểm mạnh và điểm yếu của từng lý thuyết, đưa tới việc hoàn chỉnh lý luận cũng như làm bộc lộ các hạn chế trong những điều tưởng chừng ai cũng biết. Chúng ta nên khuyến khích sự sáng tạo và không khuyến khích sự công kích nhau đồng thời nên hoan nghênh và cổ vũ tính không đồng nhất trong nền học thuật ngày nay

  • @tamnguyenxuan6114
    @tamnguyenxuan6114 Před 2 lety +15

    Em còn nhỏ nhưng lý luận rất hay. Ở Việt Nam bọn bò đỏ rất nhiều. Buồn cho tương lai của đất nước.

    • @tamnguyenxuan6114
      @tamnguyenxuan6114 Před 2 lety +9

      @@Trgn Tới cái tên trên CZcams cũng không rõ ràng, thì có quyền gì dạy đời người ta. Tui đang sống tại Việt Nam đây. Tui chỉ là thằng nông dân quèn còn biết đúng sai.

    • @hoangshu5076
      @hoangshu5076 Před 2 lety +2

      Ông cũng có khác gì khi bị người khác chỉ trích đâu. Tranh luận dù những yếu tố ngoài luồng như tên gọi hay cách tự cho mình là hơi người khác thì cũng lý lẽ cũng như không. Đừng chụp mũ người khác, đừng tự cho mình là đúng, đừng tin mỗi một thứ mà mình muốn

    • @phamtuan1840
      @phamtuan1840 Před 2 lety +2

      bạn main curator gần 30 31 rồi, không "nhỏ" đâu.

    • @tamnguyenxuan6114
      @tamnguyenxuan6114 Před 2 lety +5

      @@hoangshu5076 Tui ít học nên nghĩ sao nói dzậy, các anh học cao hiểu rộng, nhưng chuyện đơn giản đúng sai không phân biệt được thì tui không biết nói sao nữa.

    • @phamtuan1840
      @phamtuan1840 Před 2 lety +2

      @@Trgn ngay đầu clip nói về status quo thì bạn đây là ví dụ điển hình về status quo lol

  • @loc4177
    @loc4177 Před 2 lety

    Cảm ơn hội đồng cừu

  • @tanphong0592
    @tanphong0592 Před 2 lety

    Hay quá bạn. Phải xem đi xem lại để hiểu những gì bạn nói, để ko xót các ý. Cảm ơn bạn.

  • @JannyAndrew_Le
    @JannyAndrew_Le Před 2 lety

    Video hay và bổ ích lắm em zai.. chúc em cùng HĐC thành công
    Xin Chúa ban Phước cho em 🙏✝️

  • @batucnguyen
    @batucnguyen Před 2 lety +1

    Hội đồng cừu tiếp nối chủ đề này bằng phân tích ngược dòng lịch sử Việt Nam tiến đánh Pol Pot ở Campuchia đi ạ, những phán quyết hay cơ sở nào để thời điểm đó VN đc nhận định là đứng về công lý vì cho đến gần đây (mấy năm trước) Lý Hiển Long vẫn còn quan điểm là Vn xâm lược

  • @austdoorchannel6328
    @austdoorchannel6328 Před 2 lety +3

    Chủ nghĩa hiện thực là chủ nghĩa tư duy rừng rú. Mạnh dc yếu thua, nhưng khi nó là đứa yếu thì liệu còn tư duy vậy nữa ko?

  • @tranduong6689
    @tranduong6689 Před 2 lety

    Video này hay lắm Hội Đồng Cừu ạ

  • @HuongHoang-br2yv
    @HuongHoang-br2yv Před 2 lety

    Giỏi quá cháu. Cảm ơn cháu.

  • @duvn.bangbang7529
    @duvn.bangbang7529 Před 2 lety +1

    Mình rất ấn tượng video của group. Mình hi vọng trong tương lai group là làm một video chi tiết nói về tất cả cả chủ nghĩa đã và đang tồn tại trên thế giới. Mình cám ơn!

  • @kazuki892010
    @kazuki892010 Před 2 lety

    video này hay quá, cám ơn hội đồng cừu nhé!

  • @Qgoldfish
    @Qgoldfish Před 2 lety

    CZcams của mình rất ít đề xuất video tiếng việt vì mình cực ít xem tiếng việt trên youtube mình cũng không hiểu sao video của nhóm lại đề xuất cho mình công nhận thuật toán của CZcams đỉnh thiệt =)))) nội dung kênh mình rất chất lượng chúc kênh của nhóm sẽ càng ngày càng phát triển đem lại lợi ích cho cuộc sống

  • @sonytuan
    @sonytuan Před 2 lety

    Vốn từ của em quá xuất sắc, rất đáng nể!

  • @Chuyennho123
    @Chuyennho123 Před 2 lety

    Cảm ơn chia sẻ góc nhìn của Trung. ❤

  • @minhnguyenxuan5706
    @minhnguyenxuan5706 Před 2 lety +4

    chắc e phải coi lại mấy lần rồi kiếm thêm ít thông tin sau khi thi xong học kì 2 quá... bánh cuốn thực sự !

  • @trinhhang359
    @trinhhang359 Před 2 lety

    rất thích em ấy, cực kỳ điềm đạm cực kỳ lôi cuốn

  • @nguyenngockhanhmusic
    @nguyenngockhanhmusic Před 2 lety

    Cảm ơn Tấn Trung!

  • @PhuTran-pk7rg
    @PhuTran-pk7rg Před 2 lety

    Tuy xem không hiểu hết nhưng nghe vẫn rất cuốn và tri thức thật sự nhiều.

  • @hoangnguyennhat3031
    @hoangnguyennhat3031 Před 2 lety +13

    Tôi thấy những người ủng hộ chủ nghĩa hiện thực thực sự tiêu chuẩn kép. Nếu áp dụng lập luận tương tự cho cấp độ cá nhân thì họ sẽ giãy nảy lên thôi vì họ luôn là kẻ đi đầu trong việc yêu cầu người dân tuân thủ luật pháp và hy sinh vì lợi ích quốc gia

    • @phuongdung7588
      @phuongdung7588 Před 2 lety +1

      Nhưng luật pháp không phải là điều quan trọng sao? Biết là luật pháp vẫn phải sửa đổi, bổ sung… nhưng việc tuân thủ pháp luật cả trong nước lẫn quốc tế là điều vô cùng quan trọng mà. Bạn đang xem kênh của một nghiên cứu sinh luật pháp quốc tế mà bạn lại nói như vậy ư? Xã hội ngày càng phát triển cả theo tiêu cực lẫn tích cực thì luật phát hẳn phải là một quy chuẩn tương đối chứ bên cạnh đạo đức.

    • @hoangnguyennhat3031
      @hoangnguyennhat3031 Před 2 lety +9

      @@phuongdung7588 bạn không hiểu tôi viết gì à ? Tôi đang phê phán những kẻ đi theo chủ nghĩa hiện thực chính trị vì chúng cho rằng một chính quyền có quyền chà đạp lên luật pháp quốc tế và đạo đức

    • @minhnguyen-em1gy
      @minhnguyen-em1gy Před 2 lety +10

      @@phuongdung7588 Luật Pháp ở VN giờ tùy thuộc 1 idol nằm mơ xong đấu tố và tất cả mọi người già trẻ lớn bé ko cần bằng chứng , ko cần điều tra , auto kết tội , auto chửi mắng , auto đe dọa hành hung . Nói sai đi :)

    • @phuongdung7588
      @phuongdung7588 Před 2 lety +1

      @@minhnguyen-em1gy thế bạn lại lầm to rồi, những người ủng hộ idol đó là người dân chứ luật pháp thì không, luật pháp đã kết luận rõ những người “nghệ sĩ” đó không hề ăn chặn tiền từ thiện rồi. Bạn nên tìm hiểu lại nhé, cơ quan công an đã kết luật TT, HL, TT… không ăn chặn. Đó là về mặt pháp luật, họ không sai, hoặc luật pháp chưa đầu đủ để xử phạt họ. Chẳng có gì là auto ở đây cả, cơ quan công an đã bỏ thời gian ra để điều tra mà bạn lại bảo auto thì bạn lại hơi quá rồi đấy, sai sự thật hoàn toàn. Những người bạn nên trách là những người chửi rủa kia kìa chứ pháp luật thì không, ngoài ra t nói nghệ sĩ họ không sai về mặt pháp luật, nhưng riêng Hoài Linh việc ông ấy không giải ngân tiền từ thiện và cũng chẳng thông báo cho nhà hảo tâm được biết vấn đề một cách sát sao thì thật sự là đáng trách. Vậy thôi nhé!

    • @phuongdung7588
      @phuongdung7588 Před 2 lety

      @@hoangnguyennhat3031 vậy thì sống trên một đất nước bạn không tuân thủ luật pháp thì bạn nên tuân thủ cái gì đây? Nói thật ngày nay mạng xã hội phát triển, chắc chính quyền làm sai thì cả nước biết bạn ạ, họ livestream mọi thứ mà. Nếu bạn đúng bạn có thể kiện, nếu kiện không trôi bạn hoàn toàn có thể kêu gọi trên facebook luôn ấy, chắc những người làm sai sẽ không bình tĩnh nổi đâu

  • @hoangshu5076
    @hoangshu5076 Před 2 lety +3

    Cảm ơn HĐC vì những chia sẻ hay. Hiện tại khi xảy ra tình trạng chiến tranh tại Ukraine thì các nước phương Tây chọn cách dùng các Lệnh cấm vận và Trừng phạt kinh tế nhắm vào Nga, nhằm đánh vào kinh tế. Nhưng hệ quả sau những đòn này lại gây ảnh hưởng khá lớn đến toàn thế giới, tác động thẳng vào chính người dân. Ví dụ như việc đóng băng và tịch thu cả CLB Chelsea, khi luôn miệng nói thể thao là phi chính trị. Thúc đẩy thêm sự phân biệt đối xử cũng như bất công.
    Vậy theo HĐC thì việc tác động chính trị, cụ thể giữ Phương Tây và Nga thì nên sử dụng biện pháp nào để tránh gia tăng căng thẳng và hạn chế tổn thất cho thế giới, dù là sẽ khó có thể Win - Win

    • @bachhongtran
      @bachhongtran Před 2 lety +9

      Thực ra cấm vận từ phương Tây theo mình đọc được sẽ làm giảm thịnh vượng của phương Tây nhưng là giải pháp tốt nhất trước mắt. Khi Eu hay Nato không thể mang quân vào Ukraine, cấm vận kinh tế và kết hợp tập trận ở Baltic giúp chia sẻ áp lực cho Ukraine. Ngoài ra, cấm vận kinh tế là một trận chiến giúp phương Tây bớt đi một người con của một người mẹ phải ra trận. Dùng thịnh vượng của mình tiêu diệt nguồn lực chiến tranh của Nga. Nga được dự đoán chỉ có một lượt đánh để đạt những gì Nga muốn nhưng Nga đang tìm cách và có thể không thể kéo dài lâu thêm. Mỗi ngày không đánh Kiev là mỗi ngày Nga ngốn có thể trên 20 tỷ USD, chưa tính tổn thất chiến tranh.

    • @khuongthanh8700
      @khuongthanh8700 Před 2 lety +3

      @@bachhongtran ko thể nào chuẩn hơn thank bạn đã giải thích.

    • @mokapot8779
      @mokapot8779 Před 2 lety +15

      Cấm vận là cách duy nhất để một nước bày tỏ sự phản đối với nước khác, mặc dù đôi khi chính bản thân họ cũng phải chịu thiệt hại. Ngoài cấm vận ra chỉ còn chiến tranh, và dĩ nhiên là không ai muốn chiến tranh (trừ Putin).
      Về vụ thể thao phi chính trị thì bạn Trung cũng có nói qua ở trên Fb, mình copy lại cho bạn đọc:
      "... phi chính trị không có nghĩa là không lên tiếng phản đối những hành vi chống lại loài người, thực hiện chiến tranh xâm lược hay vi phạm nghiêm trọng các giá trị nhân quyền.
      Ví dụ, trong giai đoạn từ 1966 cho đến tận 1990, toàn bộ các đoàn thể thao của Nam Phi bị cấm tham dự hầu như mọi giải đấu quốc tế chỉ vì sự tồn tại chính quyền Apartheid phân biệt chủng tộc của họ.
      Bản thân Nhật và Đức cũng từng bị cấm tham gia World Cup ngay sau Đệ nhị Thế chiến.
      Những lần cấm này có chính trị hay không? Có - nhưng nó cần thiết về mặt nguyên tắc và đạo đức.
      * Ngoài ra, cũng có thể lý giải các quyết định loại bỏ Nga của các liên đoàn thể thao quốc tế bằng tiêu chuẩn gọi là OLYMPIC TRUCE, được bảo hộ bởi Nghị quyết của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc.
      Hiểu đơn giản, đây là một hành động có tính biểu tượng giữa các quốc gia, thỏa thuận không đánh phá nhau trong thời gian diễn ra Thế vận hội, tạo điều kiện cho các vận động viên được tham dự đại hội một cách an toàn và bình yên nhất.
      Nga tiến hành xâm lược Ukraine trong thời điểm các kỳ Thế vận hội đang diễn ra, và vì vậy, được xem là vi phạm nghiêm trọng Olympic Truce.
      Chính bản thân Nga co-sponsor Nghị quyết LHQ về “Olympic Truce” trước khi kỳ Olympic và Paralympic 2022 diễn ra."

    • @bachhongtran
      @bachhongtran Před 2 lety +6

      @@mokapot8779 Theo mình, Chelsea là một dạng tài sản, sinh lợi có thể chuyển về đất Nga. Chelsea vẫn thi đấu bình thường, chỉ là có thể phải dùng tiền từ nguồn khác.

    • @bachhongtran
      @bachhongtran Před 2 lety +4

      @@khuongthanh8700 Không có gì, mình đều đọc từ các trang nước ngoài và tổng hợp để comment như trên. Nghề nghiệp của mình là thiết kế và họa sĩ.

  • @vinhanpromotions6737
    @vinhanpromotions6737 Před rokem

    Tuyệt vời

  • @maiha626
    @maiha626 Před 2 lety

    Cô đã đăng kí kênh ủng hộ Trung và Hội đồng cừu nhé!

  • @nguyenlan1240
    @nguyenlan1240 Před 2 lety +1

    Hay quá anh ơi

  • @baonguyenquoc875
    @baonguyenquoc875 Před 2 lety +14

    Em chào HĐC ạ, em rất mong HĐC ra một Video nói về Chính Trị và Kinh tế, tại sao các nước phương Tây lại thực hiện trừng phạt kinh tế đối với Nga mà không phải các biện pháp nào khác, em đọc comment ở vài group thì thấy mọi người tỏ thái độ như "Trừng phạt đi, xem ai chết trước", liệu nó đủ mạnh để so với biện pháp Quân sự của Nga đang áp đặt lên Ukraine không ạ Em cảm ơn Hội đồng nhiều ạ.

    • @hains92
      @hains92 Před 2 lety +5

      Tớ thấy trong quan hệ quốc tế hiện tại, vốn được xây dựng trên chủ nghĩa tư bản phương Tây lấy kinh tế và giới tư sản làm trọng tâm (khác với các chế độ quân chủ trước đó ở cả phương Đông và phương Tây, lấy quyền lực của hoàng gia làm trọng tâm), thì các nước sẽ luôn lấy kinh tế làm đầu. Đó cũng chính là lĩnh vực cạnh tranh chính giữa các nước. Trừng phạt kinh tế có nhiều ưu điểm cho giới tư bản và dòng vốn như:
      - Giới tư bản cần hoà bình và ổn định để kinh doanh. Tầng lớp này lấy tiền làm quyền lực nên họ sẽ cần hoà bình và ổn định đê yên tâm buôn bán và tạo ra lợi nhuận. Trong khi đó chiến tranh thường phá huỷ nguồn lao động và vốn, k có lợi cho họ
      - Chiến tranh cũng có xu hướng tái thiết trật tự tài sản, vì đơn giản là đánh nhau xong thì ông nhà giàu với ông nhà nghèo rồi cũng nghèo như nhau à. Chính Đức, Nhật và Ý là những đế quốc mới nổi hồi trước, vì thèm khát miếng bánh thị phần của các đế quốc già Anh Pháp mà gây chiến tranh thế giới, hòng chia lại tài sản và ảnh hưởng. Mà hẳn nhiên giới tư sản thì họ k muốn chia lại tài sản cho ai rồi, nên chiến tranh là cái cần tránh đối với họ
      - Trừng phạt kinh tế về cơ bản là đỡ tốn kém hơn nhiều một cuộc giao tranh quân sự. Ngoài ra trừng phạt kinh tế cũng là cơ hội tốt để bóp chết nền kinh tế đối thủ và tăng phát triển kinh tế của mình. Về lâu dài là mình sẽ phát triển nhanh hơn về kinh tế
      - Không phải k có khả năng phương Tây can thiệp quân sự vào Nga. Nhưng chúng ta cần nhớ rằng qua thời kỳ chiến tranh lạnh, Nga sở hữu số vũ khí hạt nhân lớn thứ hai thế giới, cùng 1 kho vũ khí khổng lồ các loại. Động vào Nga mà lỡ Putin cộc lên ổng nã cho mấy quả hạt nhân, rồi các nước khác trả đũa lại cũng bằng vũ khí hạt nhân là chúng ta về thời đồ đá hết. Nước đi này quá nguy hiểm, phương Tây đơn giản là quá giàu để có thể liều đến như vậy

    • @trrhalamadrid454
      @trrhalamadrid454 Před 2 lety +4

      Đôi khi bạn tự tìm hiểu đi. Những câu hỏi này đâu khó để hiểu đâu. Giờ là thế giới kết nối. Có hai cực mạnh nhất của thế giới là khối Nato và Đông Bấc Á. Đây sẽ là hai khối chi phối thế giới. Khi anh ở vai trò chi phối thế giới. Thì công cụ gì trong tay anh dễ thực thi mà không thiệt hai về nguời và của nhiều thì anh làm thôi.

    • @baonguyenquoc875
      @baonguyenquoc875 Před 2 lety

      @@trrhalamadrid454 vậy bạn có thể gợi ý cho mình vài nguồn để mình tham khảo thêm được không, cảm ơn bạn nhiều nhé

    • @baonguyenquoc875
      @baonguyenquoc875 Před 2 lety +1

      @@hains92 ra là vậy, cảm ơn bạn nhiều nha

    • @nhatmap
      @nhatmap Před 2 lety +4

      Các cường quốc có vkhn luôn tránh đối đầu trực tiếp về mặt quân sự mà chỉ đối đầu về chiến tranh kinh tế, chiến tranh ủy nhiệm như thời chiến tranh lạnh vì 1 lý do mà ai cũng biết. Trừng phạt kinh tế là biện pháp khả dụng nhất bây giờ mà phương tây có thể áp dụng lên nga.
      Trừng phạt kinh tế ko chỉ làm kiệt quệ kinh tế của nga mà nó còn ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của nhân dân. Người dân thất nghiệp hàng hoạt, doanh nghiệp phá sản, vật giá tăng cao gấp đôi gấp 3. Nếu cấm vận kéo dài 5- 10 năm thì nhân dân nga có chịu quay lại đời sống như thời liên xô mấy chục năm trước ăn bobo để giúp chính quyền ko hay họ lại đi theo làn sóng dân chủ như các nước đông âu là balan, séc, hungary... và gần nhất là ukraina? Và kết quả của việc này ảnh hưởng rất lớn đến tình hình ở VN.

  • @LamNguyen-gy6dp
    @LamNguyen-gy6dp Před 2 lety

    Quá giỏi, ngưỡng mộ bạn!

  • @tanhuynh5499
    @tanhuynh5499 Před 2 lety +1

    Một chất điểm mang điện tích thì sẽ tạo ra từ trường tác động lên các chất điểm xung quanh, vì vậy khi có quyền lực , sức mạnh thì sẽ gây ảnh hưởng lên xung quanh. Nói gì thì nói chủ nghĩa hiện thực luôn tồn tại dù ít hay nhiều trong mỗi con người, mỗi cộng đồng, quốc gia Tư duy trên nền của chủ nghĩa hiện thực không dự đoán chính xác được tương lai xa vì còn nhiều yếu tố như có phát kiến , phát minh mới,... nhưng chủ nghĩa hiện thực có thể sẽ dự đoán dc xu hướng tất yếu trong vòng 10, 20 năm. Các quốc gia nhỏ hơn cần chủ nghĩa hiện thực để có tư duy rằng: chúng ta phải đoàn kết, phải mạnh mẽ, phải phát triển để có đề kháng trước sự ảnh hưởng của các đế quốc chứ không mong chờ rằng Putin hay Tập Cận Bình đi theo chủ nghĩa cấp tiến.

  • @tuhoToan
    @tuhoToan Před 2 lety

    Kênh này xứng đáng đc nhiều hơn nữa

  • @TuanNguyen-tf1lr
    @TuanNguyen-tf1lr Před 2 lety +1

    6:16 cứ tưởng anh Trung hiền lắm mà ai ngờ cũng biết khịa dữ bây🤣

  • @hht1779
    @hht1779 Před 2 lety +3

    Phải xuống comment cho HĐC vì phần phê phán y hệt như những gì mình được học về Chủ nghĩa Hiện thực. Chủ nghĩa Hiện thực là một lý thuyết "đẹp" tức là nó rất đơn giản, chỉ cần dùng ít hoặc một yếu tố đơn giản để giải thích tất cả mọi thứ. VD: như trong Hiện thực Cấu trúc, chỉ cần mệnh đề "môi trường quan hệ quốc tế là môi trường vô chính phủ" mà đã phát triển ra cả một lý thuyết giải thích được kha khá thứ. Bên cạnh đó, Chủ nghĩa Hiện thực còn khái quát hóa bản chất con người là xấu/ vị kỷ (điều mà mình không đồng tình lắm).
    Thầy mình dạy bảo rằng đừng quá ngưỡng mộ những người suốt ngày chỉ nói về Hiện thực này nọ bởi có lẽ đó có thể là thứ duy nhất họ hiểu được.

  • @danhan9373
    @danhan9373 Před 2 lety

    Thật mở mang

  • @viphuong1111
    @viphuong1111 Před 2 lety

    Cảm thấy clip này dựng và đầu tư đẹp hơn hẳn, phần ánh sáng cũng tốt hơn (chắc vì thế nên nhìn anh Trung đẹp trai hơn =)))))
    Anw, clip vẫn rất hay và bổ ích, và dĩ nhiên mình phải nghe lại vài lần mới thấm được. Cảm ơn các bạn nhiều.

  • @AnhTruong1XA
    @AnhTruong1XA Před 2 lety

    Cảm ơn HĐC, kiến thức học thuật nguồn tiếng Anh nhưng bạn hầu như luôn sử dụng tiếng Việt rất lưu loát, dễ hiểu cho người Việt. ELI5 hehe.

  • @vubin1431
    @vubin1431 Před rokem

    qúa hay

  • @thatvietguyonline
    @thatvietguyonline Před 2 lety

    Hay quá team ơi, mau mau update Spotify podcasts nhé

  • @keyboardhero6605
    @keyboardhero6605 Před 2 lety

    clip này hay

  • @baotrannguyenvan5234
    @baotrannguyenvan5234 Před 2 lety

    Đợi mãi