LÝ GIẢI "BAD TRAVELLING": Đức Hạnh Của Sự Độc Tài | Love, Death, Robots | Hội Đồng Cừu

Sdílet
Vložit
  • čas přidán 17. 07. 2024
  • LÝ GIẢI "BAD TRAVELLING": Đức Hạnh Của Sự Độc Tài | Love, Death, Robots | Hội Đồng Cừu
    ***
    MỤC LỤC THAM KHẢO
    0:00 Thảo luận mở đầu
    1:46 Tóm tắt phim
    4:46 "Moral Authoritarianism" và các vấn đề liên quan
    12:58 "Phản biện Socrates"
    14:10 Dân chủ như là nền tảng cho chính danh nhà nước
    16:19 "Division of Labour"
    ***
    Tập phim Bad Travelling trong phần ba của Series Love, Death, Robots là một tập nhận được nhiều sự quan tâm và chú ý của khán thính giả thế giới và Việt Nam. Dù tập phim này không tạo ra làn sóng như "Jibaro", những diễn biến gay cấn, ngược, twist đến phút cuối cùng khiến cho người không thể rời mắt khỏi nội dung tập phim.
    Tuy nhiên, với một tập phim rõ ràng như vậy, chúng ta có triết học gì để bàn về nó?
    Trùng hợp là, để nói về một nhà nước điển hình - kiểu mẫu, triết gia Hy Lạp Socrates cũng từng dùng hình ảnh con thuyền. Nhưng ông nói gì?
    ***
    Theo dõi NCS Nguyễn Quốc Tấn Trung tại: / t2nguyenquoc
    ***
    #hoidongcuu #lovedeathrobots #triethocdaichung #badtravelling #lygiaiphim #phephim #danchu #doctai #socrates

Komentáře • 486

  • @TrungNguyen-xo6of
    @TrungNguyen-xo6of Před 2 lety +262

    Thực sự từ lúc ngồi ở nhà trường tới đây và những môn xã hội mang tính giáo điều định hướng với cách học đối phó. Hội Đồng Cừu làm mình khá thoả mãn và đôi khi không thoả mãn về những điều mình quan tâm nhưng đa phần là rất thoả mãn. Mình mong sao cho bạn bè trong nước quan tâm nhiều hơn đến một kênh đáng đồng tiền bát gạo như vậy. Trùng hợp là mình cũng tên Trung. Có lẽ những ng tên Trung thường rất tỉnh và đẹp choai. Chúc kênh ngày càng phát triển

    • @thanhthiennguyen3082
      @thanhthiennguyen3082 Před 2 lety +14

      Thật ra nhà nước là tập hợp lớn hơn của 1 gia đình, mà gia đình là tập hợp lớn hơn của 1 người. Vậy để 1 con người tồn tại, lớn lên, tiến bộ lên trong suốt cuộc đời thì trong cơ thể đó từng tế bào đã phải làm gì (đối nội) và con người và phía bên ngoài lớp lớp tế bào kia phải tương tác thế nào (đối ngoại).
      Đúng là chúng ta chắc chắn vẫn vô minh vì mỗi người đều có giới hạn, tuy nhiên nhu cầu cá nhân thì mỗi chúng ta từ lúc thành bào thai là đều đã có, có nhiều cách để mỗi cá thể đạt được các nhu cầu đó, nhưng trong từng hoàn cảnh cụ thể thường thường sẽ có 1 đường đi cụ thể.
      Nhìn chung cuộc đời nói chung hay cuộc sống chính trị nói riêng cũng không phải cái gì đó phức tạp vì con người chúng ta tương đối vô năng và bị động (tất nhiên vẫn có số lẻ khác biệt hơn) vì vậy hãy tận dụng tính bị động này để giải thích và giải quyết mọi chuyện. Một điểm lợi khác khi nhận biết được tính bị động là sẽ dễ phân biệt với các khác chủ động hơn, cuộc đời này đang ngày có xu hướng chủ động hơn, tuy nhiên hiện tại sự bị động vẫn đang là ưu thế.

    • @TrungNguyen-xo6of
      @TrungNguyen-xo6of Před 2 lety +8

      @@cuongphan779 chính vì các chở ngại dù trực tiếp hay gián tiếp của " ai cũng biết là ai" thì mới cần những kênh thông tin chất lượng như vậy. Có tổng hợp có phân tích có chuyên môn có sự đào sâu chỉnh chu bài bản như HĐC. Những giá trị cốt lõi nhất mà tôi thấy ở HĐC như là: tự do ngôn luận, tư duy phản biện, tư duy đa chiều, khả năng nhìn mọi việc dưới lăng kính triết học, tâm lý học....., điều mà gần như ở nền giáo dục hiện hành mang tính định hướng và nhồi nhét gần như là không được nhắc tới. Tôi thấy HĐC đã và đang xây dựng một cộng đồng lành mạnh. Nếu như những người tham gia như chúng ta có thể tạo được sân chơi lành mạnh dựa trên các nguyên tắc tôn trọng những ý kiến bất đồng quan điểm, tự do ngôn luận. Kết hợp những điều trên thì những người tham gia đã hưởng lợi rất nhiều từ HĐC rồi nhất là những người có sự cầu tiến. Một điểm khác biệt nữa là HĐC đặt câu hỏi không phải để thi đua thành tích và điểm số mà nó kích thích sự tò mò của người xem và khuyến khích người xem tự đặt câu hỏi cho chính mình. Chúng ta thường thích thú tò mò những câu hỏi của chính mình hơn những câu hỏi mà nhà trường đặt ra. Nếu câu hỏi đủ thú vị người xem sẽ tự tìm cách trả lời thông qua sách báo và tìm hiểu các góc nhìn khác nhau của một vấn đề. Trong quá trình trả lời câu hỏi của mình cũng đã rèn luyện cả những tư duy mà tôi nói ở bên trên. Tóm lại vừa phát triển vừa rèn luyện khả năng suy luận vừa tôn trọng đối thủ và các ý kiến trái chiều đồng thời hình thành một con người nhân bản và khai phóng.

    • @Fujiwara_No_Sai
      @Fujiwara_No_Sai Před 2 lety +7

      ui chưa bao giờ gặp đc nhiều ý tưởng lớn gặp nhau như ở kênh này. great to meat you guys 👋👍🙏🙇

    • @Culi2322
      @Culi2322 Před 2 lety +3

      Vẫn ko quên qr bản thân oke trung, bạn mình cũng tên trung nhưng nó k tĩnh vì tuần này nó lấy vk =]]

    • @tieulaonhan6392
      @tieulaonhan6392 Před 2 lety +7

      toàn comment xinh và đẹp
      cảm ơn chư vị đã bấm phím
      đây mới là anh hùng bàn phím theo đúng nghĩa mà nó nên có
      => dùng bàn phím để làm đời đẹp hơn
      mình cảm thấy phần comment của kênh HĐC càng ngày càng xinh đẹp và chất lượng
      mình không biết những con số thống kê mà youtube dùng để đánh giá kênh như thế nào nhưng theo mình thì là HĐC đã và đang bước đi trên con đường thành công
      hi vọng hoa sẽ nhiều hơn và bớt gai đi cho HĐC

  • @donalddonald8617
    @donalddonald8617 Před 2 lety +11

    Nếu nhìn về sự phát triển của các nước thì có những nguyên tắc như sau:
    1. Khi một nước mới phát triễn, cơ sở chưa có, dân trí còn thấp, người dân chỉ muốn cơm no áo ấm, thì Độc Tài Đức Hạnh là phương pháp tốt nhất. Thưc tế thì khó kiếm Độc Tài Đức Hạnh mà có nhiều hơn là Độc Tài có Lợi Ích. Độc Tài có Lợi Ích nôm na là Độc Tài không liêm khiết, nhưng tạo ra phát triễn đất nước, cho dù vẫn có tham nhũng và đàn áp. Độc Tài này vẫn tốt hơn là Độc Tài Tham Nhũng khi tài nguyên tiền bạc đât nươc đi vào túi của cá nhân hay quyền lợi nhóm và làm đất nước suy sụp.
    2. Khi đất nước đã phát triễn, dân trí trở nên cao hơn, đời sống trở thành ăn ngon mặc đẹp, thì Độc Tài có Lợi Ích không còn phù hợp nữa bởi người dân muốn có sự chọn lựa chính quyền mà không tùy thuộc một lãnh đạo hay đảng phái nào cả, thì ta sẽ thấy họ muốn đa dảng, bầu cử tự do. Dĩ nhiên dân chủ có thể bầu không đúng người lãnh đạo cho một nhiệm kỳ, nhưng sẽ có tam quyền phân lập để kiểm soát và mọi tranh cãi đều dựa vào pháp lý. Tiến trình trên ta đã thấy với các nước như Đài Loan, Hàn Quốc.
    3. Nhưng ngược lại, nền dân chủ (bầu cử tự do) đòi hỏi dân trí cao. Khi dân trí không cao, dân chủ chỉ là đi theo đa số bù nhìn hoặc cực đoan thì rất có hại cho đất nước. Thêm đó hệ thống pháp trị phải hoàn toàn vững vàng để chống lại những lũng đoạn. Đã có vài quốc gia thay đổi qua nền dân chủ quá sớm đã gây đến sự suy sụp chính quyền và dẫn đến Độc Tài trở lại (ví dụ. phong trào Dân Chủ ở Ai Cập)

  • @minilicy
    @minilicy Před 2 lety +162

    Chào anh Trung và các bạn trong Hội Đồng Cừu.
    Mình là một fan tàu ngầm của HDC từ lâu rồi. Cảm ơn anh và các bạn đã làm ra những clips vô cùng giàu kiến thức và thông tin, khiến cho mình cảm thấy mình cần học hỏi, tìm hiểu nhiều điều hơn nữa trong cuộc sống. 1 trong những thứ mình học được từ kênh HDC đó là khả năng sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt vô cùng chuyên nghiệp. Mình cũng đi du học được 5 năm. Mình cảm thấy sự phát triển vốn từ vựng Tiếng Việt của mình dừng lại ở thời điểm 5 năm trước. Mình luôn tự tin rằng mình chỉ cần đến vậy và bất cứ từ nào mình cũng hiểu. Hoá ra mình đã vô cùng sai lầm. Xem clips của HDC, mình nhận ra mình đã vô cùng kiêu ngạo 1 cách ngu xuẩn về khả năng Tiếng Việt của mình. Thật hữu ý khi mình học chung ngành với anh Trung, do đó mình học được rất nhiều từ chuyên ngành luật từ anh Trung và mình nhận ra mình cần phải trau dồi thêm Tiếng Việt. Mình cảm ơn mọi người rất nhiều.

    • @m_introvert_do994
      @m_introvert_do994 Před 2 lety +6

      Hiu hiu. Vì thế nên tôi cũng rất dị ứng vs ng nào dùng nửa việt nửa anh và nói rằng tiếng việt không đủ từ để dùng.

    • @aliousduy2640
      @aliousduy2640 Před 2 lety +6

      Bạn có một sự nhìn nhận rất tuyệt! Mình chúc bạn sẽ càng thêm phát triển ở mọi mặt của cuộc sống và trở thành người có ảnh hưởng tích cực đến nhiều người nữa trong tương lai nha !

  • @toalltheblues
    @toalltheblues Před rokem +13

    Không được Triết học lắm nhưng mà từ ngày biết đến Hội đồng Cừu thì dần dần em bị ghiền giọng anh Trung huhu. =))))))) Kiểu lúc ăn cũng phải nghe trước khi đi ngủ cũng phải nghe.
    Cảm ơn anh Trung và Hội Đồng Cừu đã cho em những kiến thức chất lượng cộng với những bữa ăn ngon và những giấc ngủ ngon ạ. =)))))))))

  • @leha82
    @leha82 Před 2 lety +27

    Mình là một người hâm mộ HDC và là một giáo viên. Với tư cách một giáo viên mình nghĩ HĐC đã rất cố gắng bình dân hóa các vấn đề triết học trừu tượng, một việc mà mình vẫn thường phải làm để truyền thụ kiến thức đến cho học sinh. Tuy vậy theo mình HĐC vẫn có thể làm cho video sinh động và hấp dẫn hơn nữa. Chúc các bạn thành công

  • @thyao5592
    @thyao5592 Před 2 lety +38

    Tập này hay quá đi!! Mình thích cách Trung luôn dùng Tiếng Việt cho tất cả các khái niệm và lập luận xuyên suốt video.

    • @jerrylam6640
      @jerrylam6640 Před rokem +5

      Chưa hề là “tất cả” nha bạn, vẫn còn nhiều thuật ngữ có thể dịch sang tiếng Việt được. Mặc dù vậy nhưng thông điệp bạn này đưa ra thì mình hoàn toàn đồng ý với bạn này ở chỗ là cả cộng hoà và dân chủ đều có khuyết điểm. Dân chủ thì phó thác xã hội cho đám đông mông muội, cộng hoà nếu rơi vào tay một người độc tài thì xã hội cũng đi vào vực thẳm. Cả hai nên tồn tại song song với nhau, cộng hoà là công cụ cai trị xã hội và dân chủ là đích tới của việc cai trị đó.

  • @trikynguyen9757
    @trikynguyen9757 Před 2 lety +95

    Nội dung của video lần này rất bổ ích. Mình cũng đồng tình với quan điểm của Hội Đồng Cừu (HĐC), tuy nhiên sẽ rõ ràng hơn nếu có thêm sự so sánh dân chủ với cộng hoà (thay vì chỉ với độc tài). Dân chủ có nghĩa là người dân làm chủ hay số đông cai trị, thiếu sót nằm ở chỗ nếu hơn 1 nữa số đông đồng ý với 1 thứ gì đó thì bất kể nó sai thế nào vẫn sẽ được thực hiện (trong tập phim được nói đến trong video). Trong nền cộng hoà, republic trong tiếng La Tinh, Res-điều thứ và publica là của chung. "Điều của chung" trong nền cộng hoà ở đây chính là luật pháp. Chính phủ bị giới hạn bởi luật phát là không can thiệp vào sự vụ của người dân.
    Nhiều người lầm tưởng Mỹ là 1 nên dân chủ, nhưng thực chất nước Mỹ là 1 nên cộng hoà và điều này được ghi rõ trong hiến pháp của họ. Những nền dân chủ đầu tiên trong quá khứ ở Hy Lạp sinh ra các chính phủ với quy mô thừa thải và cuối cùng kết thúc trong cướp bóc và bạo loạn. La Mã học được từ sai lầm này và thành lập chính phủ đầu tiên với 12 cột trụ của luật pháp La Mã (sơ khai của nền cộng hoà). Với mô hình này, người dân được tự do lao động và giữ lại thành quả lao động của mình. Chẳng mấy chốc, La Mã vươn mình trở thành 1 cường quốc. Tuy nhiên, qua thời gian, khi người La Mã ngủ quên trên chiến thắng, các chính trị gia thèm khát quyền lực bắt đầu chỉnh sửa những giới hạn của họ được quy định trong hiến pháp. Họ bắt đầu lủng đoạn kinh tế, ban hành các chính sách trợ cấp nông nghiệp, trợ cấp nhà nước. Điều này làm chính phủ phải tăng thuế và siết chắc khối sản xuất tư nhân qua đó khiến năng suất lao động giảm, thất nghiệp tăng và tỉ lệ người lao động bỏ việc để tham gia nhân trợ cấp nhà nước tăng. Cuối cùng La Mã đi từ nền cộng hoà -> dân chủ -> kết thúc trong chế độ độc tài của Julius Caesar.
    Tóm lại, dân chủ cũng không phải là 1 thức ổn định của 1 chính phủ. Nó là sự chuyển tiếp lâu dài của 1 chính phủ giới hạn (bởi luật pháp và quy mô nhỏ) sang một chế độc độc tài chuyên chế và bạo lực. Điều này càng ngày càng rõ ràng ở Mỹ, nếu bạn nhìn thấy chính phủ của họ ngày càng bị phình to và các chính trị gia đang ru ngủ người dân bằng phúc lợi xã hội cũng như những cố gắng để tu chính lại hiến pháp ở phía sau hậu trường. Các vị cha lập quốc của Mỹ đã nhân ra điều này từ xưa và luôn nhắc nhở con cháu của họ nếu muốn duy trì sự thịnh vượng của họ thì họ phải biết bảo vệ nền cộng hoà!
    Các bạn có thể tham khảo thêm video ở dưới đây: czcams.com/video/wc4BpXXZybc/video.html&lc=UgyYIwhhzAhJ-3V5pDd4AaABAg.9YiyIIrvQAu9c0gt4DxSLW

    • @PaulAntoineLM
      @PaulAntoineLM Před 2 lety +1

      Rata chính xác!

    • @quviet6727
      @quviet6727 Před 2 lety +1

      Comment có nghiên cứu kĩ

    • @GiangHoang-uy7rw
      @GiangHoang-uy7rw Před 2 lety +6

      mình muốn bổ sung thêm 1 chút ạ. Cộng hòa, dân chủ hay độc tài nó còn phụ thuộc vào địa chính trị của 1 quốc gia nữa. Như bạn nói ở trên là trong trường hợp lý tưởng, chỉ có con người ở đó tác động lẫn nhau mà ko có tác động từ các thế lực bên ngoài (các quốc gia xung quanh). Các nước lớn sẽ có "tự do" hơn trong việc lựa chọn thể chế, còn các nước nhỏ sẽ luôn bị áp đặt bởi kẻ mạnh xung quanh. Lúc đó thì mọi lý thuyết về hình thái xã hội nó sẽ bị bẻ gẫy hết

    • @AnNguyen-iy5ho
      @AnNguyen-iy5ho Před 2 lety +10

      Thật mừng vì có người Việt mình hiểu và trình bày những kiến thức này , dù đó chỉ là một bình luận nhỏ bé! Tôi tất mong những bình luận như thế này xuất hiện nhiều hơn để giới trẻ VN ngày càng sáng hơn!

    • @donalddonald8617
      @donalddonald8617 Před 2 lety +14

      thật sự Dân Chủ và Công Hòa không phải là hai phần đối lập. Dân Chủ là căn bản của Cộng Hòa. Dân Chủ căn bản quyền lực thuộc về người dân qua việc bầu cử quyết định chính quyền. Việc bầu cử có thể trực tiếp (lá phiếu tính đa số) hoặc đại diện (qua người đại diện dân cử). Cộng Hòa là Dân Chủ Đại Diện. Trên căn bản, có nhiều thể chế Cộng Hòa khác nhau trong cách chính quyền dược cấu tạo, nhưng họ vẫn gọi lẫn nhau là thể chế Dân Chủ . Chẳng hạn Cộng Hòa Mỹ chính quyền không giống Cộng Hòa Pháp nhưng cả hai đều là Dân Chủ. Nói Cộng hòa không phải là Dân Chủ là thiếu căn bản về cách chính quyền thể chế được cấu tạo.
      Cộng Hòa và Dân Chủ lúc nào cũng có nguy cơ trở thành Độc Tài. Khi người dân bỏ quên quyền lợi bỏ phiếu của mình và để nhứng người đại diện toàn quyền quyết định. Khi chuyện đó sảy ra, những người đại diện tạo ra quyền lực nhóm và lủng đoạn chính quyền và từ từ bỏ quyền bầu cử của dân, hoặc biến thành bầu cử bù nhìn , và sau đó thay đổi hiến pháp.
      www.thoughtco.com/republic-vs-democracy-4169936

  • @huynhlong620
    @huynhlong620 Před 2 lety +5

    Thật sự rất thích những video như này của HDC!
    Mình thích nhất đoạn Division of Labour. 1 xã hội phát triển thịnh vượng là tập hợp của rất nhiều ngành nghề và công việc khác nhau nên ko ai là tài giỏi nhất, bạn có thể giỏi ở 1 lĩnh vực, ngành nghề nào đó....nhưng ở lĩnh vực khác thì chưa chắc. Mình cực kì dị ứng với những cá nhân luôn cho mình là thượng đẳng và tài giỏi hơn hẳn tất cả mọi người và thành phần này....theo mình ở VN có rất nhiều

  • @MrConan937
    @MrConan937 Před 2 lety +6

    Mình rất thích video phân tích các vấn đề, góc nhìn triết học, tôn giáo trong các tác phẩm điện ảnh như thế này. Thay vì tập trung vào nhận xét review phim hay giải thích phim như các kênh chuyên về phim thì việc phân tích chú trọng vào triết học, tôn giáo của kênh rất thú vị và không thể tìm thấy ở đâu khác.

  • @phuoctaido8244
    @phuoctaido8244 Před 2 lety +3

    Cảm ơn bạn Trung! Rất thoải mái và cảm thụ những gì bạn chia sẽ! Thật không may tôi không thể đọc hiểu sách tiếng Anh. Cảm ơn bạn nhiều!

  • @l-nine1947
    @l-nine1947 Před 2 lety +4

    video nào cũng chuyên sâu, nghe cứ bị nghiện. mong anh sẽ ra thêm nhiều video về seris phim này và những góc nhìn đa chiều liên quan tới nó

  • @hoangducvinh
    @hoangducvinh Před 6 měsíci +1

    Mình rất thích kênh và các nội dung Hội Đồng Cừu mang tới cho khán thính giả. Riêng clip này mình xem tới 3-4 lần mà vẫn thấy cuốn hút, giá trị. Ủng hộ các bạn tiếp tục nha!!!

  • @quangluong1105
    @quangluong1105 Před 2 lety +11

    Gửi hội đồng cừu, tôi đã xem rất nhiều video của bạn. Không có ý tự mãn hay gì cả nhưng thật sự tôi có rất nhiều suy nghĩ giống như bạn. Nhiều lúc tôi thấy trầm cảm, stress vì tôi nghĩ rằng xung quanh chả ai nghĩ như tôi. Cảm ơn sự xuất hiên của bạn. Trong khi bạn dám công khai nói những điều bạn nghĩ, tôi lại chỉ có thể để trong đầu, thật sự cám ơn bạn

    • @cim9323
      @cim9323 Před 2 lety

      Giống mà, đều là những ng cộng hoà, cũng nhờ ô Trump mà tranh luận chính trị được ng Vn biết tới, có cơ hội lựa chọn

    • @quangluong1105
      @quangluong1105 Před 2 lety +2

      @@cim9323 rất tiếc tôi lại là cộng sản bạn ạ:))

    • @cim9323
      @cim9323 Před 2 lety

      :)))

    • @quviet6727
      @quviet6727 Před 2 lety

      Nói đi bạn, để trong đầu nhiều nó full bộ nhớ, máy chạy đơ lắm. Không nói dc với người xung quanh thì viết sách, làm video, làm podcast.

    • @DungPhan-cc3tz
      @DungPhan-cc3tz Před 2 lety

      @@quangluong1105 thì bạn cũng đang nói nè, chứ ai cấm bạn đâu ?

  • @cookingandgardening2487
    @cookingandgardening2487 Před 2 lety +3

    Cảm ơn Trung đã chia sẻ cho cộng đồng, rất giá trị thực tế giúp người nghe hiểu đúng

  • @tungominh829
    @tungominh829 Před 2 lety +1

    luận điểm "tất cả chúng ta đều vô minh" của anh thật sự rất đắt giá, xin cảm ơn an rất nhiều ạ

  • @quantruonghoang5049
    @quantruonghoang5049 Před 2 lety

    Cám ơn hội đồng, mọi thứ rất rỏ ràng và hữu ích.

  • @hoaithuongle4159
    @hoaithuongle4159 Před 2 lety +2

    Cảm ơn Trung. Hơi khó tiêu nếu nghe 1 lần nhưng dù sao cũng cảm ơn em đưa ra các thông tin bổ ích.

  • @hanhung970
    @hanhung970 Před 2 lety +1

    video này tóm tắt và đề cập rất nhiều đến những cuốn sách và những câu chuyện triết học về các chế độ và xã hội. Rất bổ ích

  • @TanNguyen-yp5wy
    @TanNguyen-yp5wy Před 2 lety +4

    Kênh của anh cũng cấp các kiến thức mang tính khoa học,mang hàm lượng tri thức rất cao sinh ra giữa đầy rẫy nhiều kênh nhảm tại VN, mong anh hãy làm nhiều video hơn nữa

  • @thanhngo4510
    @thanhngo4510 Před 2 lety +11

    cảm ơn hội đồng về video này. vì mình có tìm hiểu về cơ chế dân chủ cả tích cực lẫn tiêu cực nên mình cực thấm những điều Trung nói.Góp ý chút về video sau Trung nên có 1 cái bảng để vẽ mô hình cơ chế dân chủ để mọi người dễ hiểu hơn. Mình cũng là người ủng hộ phe cực hữu nha :D.

  • @khoiledesign
    @khoiledesign Před rokem

    Thật sự được khai sáng đầu óc sau khi xem clip này của HĐC, nhận ra hiểu biết của mình trước giờ chỉ mang tính chủ quan và vi mô, cám ơn các bạn rất nhiều.

  • @thangnguyen5486
    @thangnguyen5486 Před rokem +1

    Anh là fan cuồng của HĐC luôn rồi... 😂
    Trẻ mà giỏi quá giỏi, thật may mắn khi biết kênh này. Cảm ơn kênh rất nhiều

  • @quanganhhoang6670
    @quanganhhoang6670 Před 2 lety +1

    Khái niệm rational ignorance và cách lồng ghép civil legitimacy trong video rất hay. Hơn hết là luận điểm trong phần division of labor về việc số đông ý thức đc điều xảy ra vs mình có tốt hay ko. Nói theo ngôn ngũ bình dân thì là học qua kinh nghiệm và sai thì sửa. Mình nghĩ ai cũng học hỏi qua phương pháp này, dù là trong sở trường hay sở đoản, dù chủ ý hay không.
    Như thường lệ, một video ý nghĩa đc truyền tải qua ngôn ngữ pháp lý, triết học và chính trị rất gần gũi và dễ hiểu.
    Cheer!

  • @user-md5qb6qc4c
    @user-md5qb6qc4c Před 2 lety +1

    Cảm ơn HĐC đã mang đến những thông tin và kiến thức bổ ích.

  • @user-cg5kj5xd9b
    @user-cg5kj5xd9b Před měsícem +1

    Tuyệt vời, anh bạn trẻ bạn xứng đáng là một trụ trong tứ trụ VN, tôi nghe các video của bạn như vén mây mù trong trí óc của tôi. Trước đây tôi biết nhưng biết và giải thích nó như thế nào thì tôi không biết, chỉ khi nghe video của bạn. Rất mong bạn giới thiệu thêm nhiều sách, nhiều video để tôi được khai sáng.

  • @maianhnguyen4270
    @maianhnguyen4270 Před 2 lety

    Cảm ơn anh vì những chia sẻ vô cùng có ích này ạ

  • @weedy1458
    @weedy1458 Před 2 lety +1

    Cảm ơn Trung vì 1 bài phân tích hay và chuyên sâu.

  • @harveylq5395
    @harveylq5395 Před 2 lety +54

    Trong Game of Thrones, chúng ta có buổi trò chuyện giữa Lord Varys và Tyrion Lannister về quyền lực. Lord Varys hỏi Tyrion: Trong ngục tối, có một vị vua, một tu sĩ và một thương gia giàu có tìm cách thuyết phục tên lính đánh thuê quyết định tại sao phải giết hai kẻ còn lại. Ai sẽ sống? Ai sẽ chết? Tyrion chỉ trả lời rằng, điều đó phụ thuộc hoàn toàn vào tên lính đánh thuê. Tên lính đánh thuê không có tiền bạc, không có vương miện, không có chúa trời. Tuy nhiên, sự tồn tại của quyền lực chỉ phụ thuộc vào việc tên lính đánh thuê xem điều gì là quan trọng nhất: là tiền bạc, tinh thần hiệp sĩ, hay đức tin vào chúa trời.
    Tên lính đánh thuê là biểu tượng của nhân dân quần chúng, là người trao tặng quyền lực và sự tồn vong cho giai cấp thống trị. Dân Chủ không phải là một thể chế quyền lực. Dân Chủ là bản chất của quyền lực. Mọi thể chế cầm quyền, dù gọi là dân chủ hay độc tài, quyền lực đều nằm trong tay do tập thể trao tặng. Sự tồn vong của thể chế là bảo tồn tính nhất quán tối đa của quần chúng, dù bằng vũ lực hay lý lẽ.

    • @sandking5493
      @sandking5493 Před rokem +4

      " Sự tồn vong của thể chế là bảo tồn tính nhất quán tối đa của quần chúng" câu này rất hay !! Thật sự mang lại góc nhìn mới cho mình, cảm ơn bạn :D

  • @nhungkim7140
    @nhungkim7140 Před 2 lety +4

    Mặc dù mình không hiểu toàn bộ video và các luận điểm cũng như tư tưởng mà anh nhắc đến, nhưng mình thích cách anh đưa ra thông tin và cách anh nhìn vấn đề từ nhiều phía cũng như cách anh đưa ra những điều anh thích với quan điểm mà anh không đồng tình ( chắc vậy :)).
    Cảm ơn anh và team hội đồng cừu!

    • @hoangthanh3896
      @hoangthanh3896 Před 2 lety

      Chỉ biết nghe thôi, không đủ trình để phản biện lại, nhưng mà nghe hấp dẫn k bỏ 1 giây nào luôn, nghe triết học mà như kể chuyện, thật là bánh cuốn.

  • @milly6090
    @milly6090 Před 2 lety +1

    Trước đây ko quan tâm lắm mà từ khi nghe kênh của HDC e thấy triết học rất hay ạ (e nghĩ nhiều người cũng thế). Mong các a/c có thể làm 1 video giới thiệu những q sách triết học cho những người mới bắt đầu tìm hiểu. Thanks ạ

  • @tranle2780
    @tranle2780 Před 2 lety +1

    Hay quá Trung ới ời ơi, tự hào về các cậu

  • @thanhhaopham275
    @thanhhaopham275 Před rokem

    Cảm ơn mn vì nội dung chất lượng ạ

  • @hoanghieu3842
    @hoanghieu3842 Před 2 lety +1

    anh ơi hay quá ! xem clip của anh làm cho em có khát khao học hỏi và tìm kiếm tri thức

  • @kiennguyentrung4143
    @kiennguyentrung4143 Před rokem

    Mình thích video này, nó thật hữu ích, hữu lý. Và rất vui khi biết em Trung cũng có tư tưởng cánh hữu 😊

  • @hoaiang4399
    @hoaiang4399 Před 2 lety

    Hay quá, k biết nói gì. Chúc ad sức khoẻ

  • @minhgiangluu9128
    @minhgiangluu9128 Před rokem

    Rất hay ..sâu sắc, dễ hiểu, dễ nhớ .Cảm ơn Bạn 🙏👍🏼❤

  • @ductientran123
    @ductientran123 Před 5 měsíci +1

    Chúc Hội đồng cừu một năm mới vui vẻ, nhiều clips hay hơn nữa.

  • @ducnbm
    @ducnbm Před 2 lety

    Bài nào của Trung cũng đều tuyệt vời 👏👏👏
    Tiếp tục đón chờ các bài mới của HĐC

  • @kosame3638
    @kosame3638 Před rokem

    Nhờ tập phim mà tìm thấy được kênh này rất hay ạ.

  • @minhkhoi7925
    @minhkhoi7925 Před 2 lety

    Cảm ơn Hội Đồng Cừu vì một video vô cùng tuyệt vời

  • @ngoctranaudrey7532
    @ngoctranaudrey7532 Před 2 lety

    Cảm ơn anh Trung ạ!

  • @ocean6552
    @ocean6552 Před 2 lety

    càng xem càng thấy mê. hay quá anh ơi

  • @Blueperry1512
    @Blueperry1512 Před 10 dny

    xem lại tập này thấy hay quá ạ

  • @quangle4603
    @quangle4603 Před 2 lety

    Tuyệt vời bạn Trung ơi 👍👍👍

  • @hongyennguyen6225
    @hongyennguyen6225 Před 2 lety

    nội dung kì này rất hay và bổ ích, mong Hội Đồng Cừu sẽ tiếp tục ra thêm nhiều clip về chủ đề này

  • @knowledge2021
    @knowledge2021 Před rokem

    Cảm ơn rất nhiều! Video hay quá ạ.

  • @remyle8089
    @remyle8089 Před 2 lety

    Xuất sắc quá Trung ơiiiii

  • @PhucNguyen-ui1br
    @PhucNguyen-ui1br Před 2 lety +23

    Cảm ơn anh Trung vì đóng góp cho cộng đồng!

  • @thanhthiennguyen3082
    @thanhthiennguyen3082 Před 2 lety +1

    Hay ạ. Bài mới này chất lượng quá. Mà phim này dạo này hot quá mà ko dám xem, đang sợ không đủ tập trung để thấm hết các ý tưởng và ý nghĩa trong bộ phim

  • @scarlettnguyen2855
    @scarlettnguyen2855 Před 2 lety +2

    Cảm ơn anh đã phân tích, lúc đầu coi tập Love death robot này cũng lấn cấn vì thấy cách làm của thuyền trưởng cũng đúng nhưng cũng sai, giờ có thể hiểu rõ hơn r

  • @11bucks37
    @11bucks37 Před 2 lety

    Rất là tâm đắc về thảo luận này của Trung, mình cũng thiên về cánh hữu

  • @ucnguyenhuu1723
    @ucnguyenhuu1723 Před 2 lety

    Đa chiều, rất hay,

  • @HocvienBovaGau
    @HocvienBovaGau Před 2 lety

    hay quá bạn ơi, nghe bạn xong mình hiểu tiếng việt hơn rất nhiều

  • @tieulaonhan6392
    @tieulaonhan6392 Před 2 lety

    tuyệt vời và cực kỳ bổ ích

  • @vanlocnguyen4119
    @vanlocnguyen4119 Před 2 lety

    Cảm ơn kênh rất nhiều!!!

  • @LMD100797
    @LMD100797 Před 2 lety +35

    [Wall of text warning]
    Chào anh Trung và Hội Đồng Cừu,
    Mình đã theo dõi HĐC từ lâu và luôn cảm kích những video đầy kiến thức mà HĐC mang lại, và video này cũng không là một ngoại lệ. Tuy nhiên, video này có chạm đến khái niệm "độc tài đức hạnh" mà ít nhiều có tương quan đến quan niệm cá nhân của mình về quản lý nhà nước nên mình muốn đặt một vài câu hỏi và phản biện để có thể hiểu sâu hơn về vấn đề này.
    1. Mở đầu, mình xin dẫn lời George Carlin: "Thử nghĩ xem một người ở mức trung bình có thể ngu ngốc đến mức nào, để rồi nhận ra một nửa loài người con ngu ngốc hơn thế." Nói như ông thì một nửa số phiếu bầu liệu có đáng được xét ngang hàng với một nửa còn lại hay không? Đó chỉ là một cái nhìn đơn giản thôi nhưng nếu xét nhiều khía cạnh, giá trị của phiếu bầu còn chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nữa. Mình đồng ý với anh Trung là mỗi con người đều vô minh ở một góc độ nào đó, và cũng sẽ có người nhận ra mình vô minh, có người không, nhưng thử đặt giả thuyết là một nửa dân số của một nước vô minh về những vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước, và chỉ có một nửa dân số của nước đó là chịu học hỏi hoặc lắng nghe để có cái nhìn toàn diện về tình hình đất nước, vậy thì giả sử như xác suất phân bổ là đồng đều và toàn bộ dân số đều bỏ phiếu, tất cả lá phiếu đều có giá trị ngang hàng, thì chỉ có 1/4 tổng số phiếu đến từ những người vừa hiểu biết về quản lí quốc gia, vừa chịu học hỏi và phát triển để định hướng được đất nước. 1/4 sẽ là của những người nhận thức được hiện trạng đất nước nhưng không hiểu về quản lí nhà nước, 1/4 sẽ là của những người không thể có quan điểm phát triển hay phù hợp với thời cuộc, thậm chí là lạc hậu dù họ có kiến thức về quản lí nhà nước, và 1/4 còn lại thì có thể nói rằng lá phiếu của họ không có nền tảng dựa trên bất kì điều gì cả. Vậy thì chỉ có 1/4 số phiếu là vừa mang tính phát triển, vừa có hiểu biết, còn chẳng đủ để thắng đa số đơn giản. Đấy là chưa kể đến các yếu tố khác như truyền thông, tâm lý dân số, các vấn đề về sắc tộc hay thậm chí là tôn giáo. v.v. Nếu vậy thì mình xin đặt câu hỏi, chẳng phải việc áp dụng dân chủ toàn diện chỉ làm lu mờ đi những ý kiến thực sự có giá trị, hội đủ các điều kiện về tri thức cũng như nhận thức khi nhấn chìm chúng giữa một đa số các ý kiến vô minh, cảm tính, hay thậm chí là phiến diện hay mang tính phân biệt?
    [Tiếp theo trong phần reply]

    • @LMD100797
      @LMD100797 Před 2 lety +12

      2. Lập luận như trên đương nhiên là không hoàn hảo, như anh Trung đã đưa ra các phản biện là các khái niệm "deliberative democracy", "civil legitimacy" và "division of labour". Tuy nhiên, các phản biện trên không phải là toàn diện.
      Trước hết, mình xin nói đến deliberative democracy và phản biện của nó là rational ignorance. Mình đồng tình với việc rational ignorance không phải đúng hoàn toàn, ở mặt nó xem rằng MỌI can tính chính trị của người dân đều không còn mang tính xây dựng mà đều mang tính phe phái. Tuy nhiên, đều đó không có nghĩa là nó sai, và hoàn toàn không có nghĩa là một khía cạnh của nó không xuất hiện trong các hoạt động dân chủ hiện nay, nhất là trong các nhà nước đa đảng. Để nói rằng tất cả các can tính chính trị của người dân đều mang tính xây dựng chứ không mang tính phe phái, thì lẽ đương nhiên là thay vì ẩu đả, kích động bạo loạn, xung đột vũ trang, các phe phái, tư tưởng chính trị đối lập sẽ phải ngồi xuống và thảo luận rõ ràng với nhau một cách xây dựng về các quan điểm của họ, để đưa ra một đường lối hòa hợp. Tuy nhiên lịch sử, và cả hiện tại đều cho thấy rằng đều đó là hão huyền. Cuộc thanh trừng các đảng xã hội và cộng sản ở các nước tư bản như Nhật, hay ngược lại là thanh trừng các tư tưởng dân chủ cấp tiến như ở Trung Quốc là minh chứng. Hay hiện tại các cuộc xung đột phe phái chính trị ở Thái Lan, hay thậm chí là cuộc bạo động trước khi công bố kết quả bầu cử ngày 6/1/2022 ở Mỹ là các hành động chính trị đậm tính phe phái chứ không có tính xây dựng theo hình mẫu dân chủ. Quan điểm của mình về vấn đề này là do đặc tính cố hữu của loài người là tâm lý muốn được hòa nhập, muốn tìm một nơi để mình thuộc về và tâm lý bài ngoại cực đoan, 2 đặc tính này sẽ luôn phân cực những người không thật sự hiểu ý nghĩa của dân chủ, cộng với các yếu tố cực đoan như lãnh đạo cực đoan, truyền thông mang tính chính trị hay sự tiếp thu chọn lọc mà sẽ ngày càng cực đoan hóa những đối tượng này, đồng thời làm giảm đi nhận thức của họ về deliberative democracy, dẫn đến cơ hội để hình mẫu deliberative democracy có thể hiện thực hóa càng bị giảm đi.
      "Civil legitimacy", theo mình hiểu là việc nhà nước luôn được hình thành, thay đổi và phát triển dựa trên ý muốn của nhân dân. Như anh Trung nói, đây là bước tiến trong việc hình thành và phát triển nhà nước, loại bỏ cơ chế chính danh thần quyền, dẹp bỏ chế độ phong kiến và đặt nền móng cho sự dân chủ. Tuy nhiên, nếu nhà nước luôn phụ thuộc vào nhân dân, vậy làm sao có thể đảm bảo rằng ý kiến của người dân sẽ bằng một cách nào đó luôn hướng về số đông và phù hợp với văn hóa văn minh hiện đại, hay sẽ ngược lại giống như những người còn lại trong thủy thủ đoàn của "Bad Travelling"? Về ý này thì anh Trung có nói là đa số các nền dân chủ đều là dân chủ đại diện, tiếng Anh là "representative democracy". "Representative democracy" theo mình hiểu thì là một cách để đảm bảo rằng nền dân chủ không bị tuân theo một cách mù quáng, lược bỏ các ý kiến không đạt yêu cầu bằng cách đối trọng nó với một ý kiến được đánh giá cao hơn. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể hoạt động ổn thỏa nếu ý kiến đó thật sự được đám đông mà nó đại diện coi trọng, hay thật sự đại diện cho ý kiến của đám đông đó. Xét thử Fauci khi ông đưa ra các quy định phòng chống COVID, ý kiến của ông có chuyên môn, và có cái nhìn rõ ràng về tình hình hiện thời, nhưng không phải được coi trọng bởi toàn bộ cộng đồng, một số lượng người dân không ủng hộ ý kiến đó, thậm chí còn công kích ông. Chưa kể đến việc những người đại diện đó có thật sự được phép đại diện cho những người ủng hộ họ, hay lại phải chịu ảnh hưởng chi phối từ trong bộ máy chính trị sở tại, điều mà người ta tưởng rằng chỉ xuất hiện trong các bộ máy độc tài chuyên chế.
      Về "division of labour", ý này của anh Trung là ý mình thấm nhất, chủ yếu do lý giải của anh rằng "không có ai là đủ giỏi để một mình đại diện cho toàn bộ đất nước". Mình thật sự phải công nhận rằng ý này là đúng, tuy nhiên mình xin đưa ra một ý kiến rằng khi xét đến tất cả mọi tầng lớp, giai cấp, chuyên môn, thì chắc chắn sẽ có những trường hợp xảy ra xung đột lợi ích, khi mà một bộ phận sẽ dựa trên lợi ích và tiêu chí của họ, mà giải quyết vấn đề một cách ngược lại với những bộ phận khác, thậm chí sẵn sàng bỏ qua những tổn hại đến các bộ phận khác, miễn là họ không phải là người gánh chịu những tổn hại đó, hay họ xem những tổn hại họ phải chịu là chấp nhận được. Lúc đó, dù họ có là thiểu số đi nữa, chỉ cần họ có một "đám đông cuồng nộ" thì việc họ tạo được sức ép là không thể tránh khỏi. Anh Trung có nói rằng các diễn đàn dân chủ phải tạo điều kiện để những người trung lập hơn có thể làm dịu đi những người đó, nhưng theo mình thì trong thời đại mà truyền thông, kể cả truyền thông đại chúng phát triển dựa trên mô hình chọn lọc theo sở thích thì mình không nghĩ là những người trung lập có nhiều cơ hội để lên tiếng, mà thay vào đó sẽ là sự hình thành các "echo chamber" để củng cố thêm cho các "đám đông cuồng nộ" đó mà thôi. Mình sẽ không đề cập tới các trường hợp mà một bộ phận hay một giai cấp được lên nắm quyền, nhưng thậm chí nền dân chủ toàn diện vẫn sẽ không ngăn chặn được những vấn đề này, và vì vậy không thể đảm bảo rằng nền dân chủ có thể bảo đảm được lợi ích cho toàn bộ các bộ phận nhân dân. Để nêu dẫn chứng thì mình lại xin phép được dẫn về thời kì dịch COVID, do đây là một tiền lệ mà mối nguy hại là ngoại lai và tác động đến toàn bộ các bộ phận của nhân dân. Đa số các nước có tư tưởng chủ nghĩa cá nhân hoặc tư bản sẽ xuất hiện một bộ phận vì "lo sợ" cho nền kinh tế chịu các tổn thương không thể phục hồi mà yêu cầu ngưng giãn cách, cho phép hoạt động kinh doanh quay trở lại bình thường càng sớm càng tốt, thậm chí là ngó lơ lệnh giãn cách hay thuyết phục chính quyền địa phương dỡ bỏ lệnh giãn cách. Ta hoàn toàn có thể hiểu lập luận của họ, tuy nhiên điều này lại hoàn toàn không đảm bảo được sự an toàn cho các bộ phận khác của xã hội không đồng tình với ý kiến của họ, hay thậm chí là ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực của toàn nhân loại để chống lại dịch bệnh, mà theo ý kiến cá nhân của mình là dẫn đến hệ lụy là nỗ lực giãn cách triệt để của các nước không thể đồng bộ với nhau, dẫn đến hiện tượng dịch bùng phát "xoay tua" theo việc giảm giãn cách của từng nước, làm cho thời gian nhân loại phải gánh chịu đợt dịch này kéo dài đến gần 2 năm cho đến khi có vaccine chứ không được giải quyết triệt để. Về căn bản, đúng là ý kiến của từng bộ phận, từng giai cấp đều có tầm quan trọng của họ, nhưng điều đó không có nghĩa là các ý kiến đó sẽ luôn "play fair", tôn trọng và cân nhắc cho những bộ phận khác của xã hội, đó là điều mà nếu áp dụng vào một nền dân chủ toàn diện thì sẽ là mầm mống cho những xung đột, hay tác động tiêu cực vào việc quản lí, bảo vệ đất nước như một thực thể thống nhất.
      Với tất cả những phản biện trên , liệu có thể nói bất kì hình mẫu dân chủ nào là đích đến của hình mẫu quản lí nhà nước, khi mà từng cá nhân, từng bộ phận còn chưa thể đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân, và giải quyết các tư tưởng đối lập và xung đột lợi ích một cách ôn hòa và mang tính xây dựng?
      [Tiếp theo trong phần reply]

    • @LMD100797
      @LMD100797 Před 2 lety +34

      3. Tất cả những lập luận và phản biện trên, đối với cá nhân mình, đã thuyết phục bản thân mình rằng, một khi các tầng lớp, bộ phận trong xã hội còn chưa thể đạt được sự ngang hàng về hiểu biết và nhận thức, cũng như có được sự đồng cảm cho các tầng lớp khác, thì bất kì hình thức dân chủ nào được áp dụng cũng sẽ dần suy thoái theo các hướng phân cực phe phái, xung đột lợi ích, hoặc quan liêu ô dù. Nghe có hơi Marxist nhưng mình vẫn công nhận dân chủ thật sự là cần thiết, vì bất kì một tầng lớp, phe phái nào nắm quyền thì cũng vẫn là tiền đề cho đàn áp, xung đột giai cấp, hoặc bất bình đẳng xã hội, không phải phân biệt giàu nghèo thì cũng là kẻ lo làm người lo ăn. Bản năng con người là chú trọng lợi ích bản thân và "nhóm" của mình, nếu không làm giàu được thì cũng chẳng lý gì mà phải còng lưng làm việc để người khác hưởng, sao lại không để họ lo cho mình, chứ không hề hướng tới mục đích cao cả nào cả. Với những kết luận đó, mình đã tự hỏi rằng liệu có một thể chế chính trịnào có thể ổn định và luôn tiên tiến để đại diện cho dân chủ, dẫn dắt văn minh và mở đường cho tiến bộ khoa học hay không, và đưa ra ba giả thuyết là:
      1) Một nền "dân chủ đồng cảm" (mình mạn phép gọi là "sympathetic democracy"), khi mà mọi cá thể, mọi bộ phận đều có thể đồng cảm và thấu hiểu cho nhau, luôn chọn đàm phán và trao đổi ôn hòa thay vì đặt lợi ích của họ lên trên để cùng giải quyết vấn đề và phát triển. Tuy nhiên đây là một xã hội không tưởng nà theo mình chỉ có thể tồn tại trong khoa học giả tưởng, vì sự đồng cảm trên hết phụ thuộc vào sự hi sinh cái tôi và lợi ích của bản thân, thứ vốn là bản năng của loài người cho một lợi ích chung, ngoài ra còn phải nói đến khoảng cách địa lý, văn hóa, ngôn ngữ, nhận thức v.v.
      2) Một nền dân chủ mà tất cả các cá thể, bộ phận, dù cho có quyền dân chủ đến một mức độ nào đó, đều phải tuân theo một số quy tắc, điều lệ tuyệt đối và bất biến để lợi ích chung của từng cá thể và toàn thể nhân dân được đảm bảo. Điều này mình nghĩ đã có các nhà nước hướng tới thông qua việc lập Hiến pháp. Tuy nhiên mô hình này vẫn có vấn đề vì nó là một mô hình "tĩnh", do các quy tắc, luật lệ tuyệt đối đó vẫn là cố định và không thể di chuyển cùng với sự phát triển của khoa học và xã hội, và cuối cùng sẽ trở nên lỗi thời, trong khi không có gì đảm bảo rằng bất kì một tổ chức hay cá nhân nào được trao quyền thi hành, cập nhật và thay đổi nó sẽ không lợi dụng điều đó để tạo lỗ hổng cho lợi ích nhóm, hay chỉ đơn thuần là đã quên đi giá trị cốt lõi của nó. Cá nhân mình cảm thấy vấn đề này thể hiện rõ nhất qua sự kiện Tòa án Tối cao của Mỹ tuyên bố hủy bỏ Roe v. Wade, một landmark decision (mình nghĩ có thể tạm dịch là tiền lệ pháp) gần 50 năm tuổi đảm bảo quyền tự do cá nhân về vấn đề phá thai của phụ nữ Mỹ dựa trên Hiến pháp Mỹ.
      3) Một nền độc tài được cai trị bởi một cá thể hoặc nhóm nhỏ các cá thể cấp tiến và kiệt xuất đồng thời có đức hạnh để có thể công bằng và không tư lợi, luôn sẵn sàng quan sát, lắng nghe và trao đổi để đạt được sự đồng thuận của đại đa số nhân dân, chỉ công kích một thiểu số đe dọa đến sự an ninh chính trị, an ninh xã hội và an ninh quốc gia, và đương nhiên vẫn phải minh bạch và công bằng khi xét xử các thành phần đó. Như vậy thì bộ máy nhà nước sẽ luôn ổn định, và quyền lực tập trung sẽ hạn chế được tham ô cũng như kiểm soát, định hướng được xã hội trước một vấn đề lớn. Dù tìm được một cá nhân đủ kiệt xuất như vậy gần như không tưởng, nhưng mình vẫn nghiêng về giả thuyết này hơn hết, thậm chí là nghiêng về một nền độc tài như thế cho cả nhân loại để loại bỏ các xung đột, chiến tranh, phân biệt và kì thị không đáng có để loài người có thể tập trung phát triển nền văn hóa văn minh nhân loại.
      Trong 3 giả thuyết thì mình nghĩ giả thuyết 3 là gần với khái niệm "moral authoritarianism" mà anh Trung đề cập nhất. Mình muốn đặt câu hỏi là giả sử có thể tìm được một "thuyền trưởng" hay một "thủy thủ đoàn" đủ kiệt xuất và đầy đủ đức hạnh, thì liệu việc an tâm trao toàn quyền quản lí "con thuyền" cho họ để mình đóng góp cho "con thuyền" qua những cách khác có phải là sai hay không khi mình biết rằng bản thân mình không đủ giỏi để lèo lái "con thuyền" như họ? Ngoài ra thì giả thuyết 2 theo mình có khả năng hiện thực hóa và hoàn hảo hóa nhất, theo HĐC thì liệu có cơ hội nào để hiện thực hóa nó từ mô hình dân chủ hiện tại hay không?
      Một lần nữa cảm ơn anh Trung và Hội Đồng Cừu đã thực hiện một video rất bổ ích.
      Mình không hề được đào tạo bài bản về xã hội học cũng như luật học, chỉ là một người thích suy nghĩ về cơ cấu xã hội và tâm lý xã hội, nên nếu mình thiếu hiểu biết hay có ý kiến nào không chấp nhận được, mong HĐC và những ai đọc được bỏ qua và chỉ giáo cho mình.
      Nếu có ai đã bỏ thời gian để đọc hết comment của mình thì mình xin cảm ơn nhiều, mình rất cảm kích ạ, xin cứ góp ý cho mình ạ!

    • @zoepham4800
      @zoepham4800 Před 2 lety +2

      Cám ơn bạn vì Comment rất hay và chất lượng .

    • @tranhongle4304
      @tranhongle4304 Před 2 lety +4

      Hầu như không ai đưa ra thí vụ điển hình cho “độc tài sáng suốt” vì sẻ bị nói ra nói vô.
      Thành quả kinh tế sẻ biện hộ cho những người này.....như là Lee Kuan Yew , Park Chung-hee

    • @uyendang97
      @uyendang97 Před 2 lety +6

      Comment của bạn đã chỉ ra những mặt trái, tuy nhiên, như chính bạn cũng đã nhận ra, đó không đơn thuần là mặt trái của nền dân chủ mà là mặt trái của bản chất, đạo đức con người. Vì vậy, cho dù là nền độc tài thì cũng sẽ tồn tại những mặt trái tương tự trong tổ chức như bè phái, vụ lợi,... điều này đã được chứng minh rõ trong lịch sử. Bất kì 1 thể chế chính trị nào, trải qua thời gian sẽ đều có lúc thăng trầm, suy thịnh riêng của nó, luôn luôn duy trì được 1 nền độc tài lí tưởng cũng là một điều bất khả thi. Cho nên, đối với mình mà nói, ưu khuyết thì như anh Trung đã trình bày, cũng như vấn đề dân trí mà bạn đã đề cập, mình nghĩ vấn đề ở đây không đơn giản là thể chế chính trị và những nhà lãnh đạo nữa mà chính mỗi người dân phải có nhận thức về các vấn đề xã hội - chính trị. Đó là lí do mình ko ủng hộ nền độc tài cho lớp, vì nó chỉ tập trung đề cao vai trò của tầng lớp lãnh đạo.

  • @entvn
    @entvn Před rokem

    Rất thích sự điềm tĩnh và khiêm tốn của Trung!😊

  • @a.i.n6570
    @a.i.n6570 Před rokem +1

    luận bàn hay quá anh ơi

  • @nguyenthanhson3100
    @nguyenthanhson3100 Před 2 lety +2

    Rất cảm ơn về chia sẻ của Trung vs hội đồng.

  • @nguyenmanhcam2151
    @nguyenmanhcam2151 Před 2 lety +3

    hóng thật. có rất nhiều yếu tố được động đến như Lãnh đạo, tính nam, cái chung, cái riêng. Cá nhân mình thích cái phim này nhất

  • @chacachien
    @chacachien Před 2 lety +3

    Làm ngay tập em có nhiều điều bâng khuâng nhất luôn!

  • @thienoivlog9474
    @thienoivlog9474 Před 2 lety

    Cảm ơn add .

  • @beautifullife-songnguanhvi4350

    Thanks for sharing the eye-opening facts!

  • @TruongNguyen-hm9bj
    @TruongNguyen-hm9bj Před 2 lety +2

    Hay quá bạn ! cảm ơn HDC đã có những bài cực kỳ sâu sắc & dễ hiểu về nhiều lãnh vực!

  • @Phin-e2s
    @Phin-e2s Před 11 měsíci +1

    Phải vô like cho bạn Trung vì phân tích đúng trường hợp bác bán phở. Có nhiều người snobbish nghĩ mình hơn người khác khi vịn vào 1 khía cạnh nào đó

  • @layonnguyen5139
    @layonnguyen5139 Před 2 lety

    Cảm ơn Hội Đồng Cừu

  • @ero_crayolamiy6194
    @ero_crayolamiy6194 Před 2 lety

    ưng chủ đề này tới nỗi replay 3 lần ^^

  • @huugiangnguyen
    @huugiangnguyen Před 2 lety

    Phim Máu của Chúa diễn tả sự cuồng tín phá hủy đạo đức:
    czcams.com/video/y5UZ_8DkGoo/video.html

  • @changmauveao
    @changmauveao Před 2 lety

    há há mic này ổn âm thanh rồi nè, video cũng hay nữa, khiến cho nhiều người ác cảm với dân chủ sẽ hiểu rõ hơn về dân chủ

  • @vipacc6154
    @vipacc6154 Před 2 lety

    Quá tuyệt vời ❤️❤️

  • @trungminh8117
    @trungminh8117 Před 2 lety

    Hay quá anh ơi

  • @yokoluby370
    @yokoluby370 Před 2 lety

    Kiến thức của cậu thật tuyệt!

  • @ThaoLe-sr7cn
    @ThaoLe-sr7cn Před 3 měsíci +1

    May mà mình biết đến HDC trễ nên nay có nhiều clip để nghe :))))))))) nghe trong lúc chạy deadline rất chill

  • @HieuPham-pw6og
    @HieuPham-pw6og Před 2 lety

    Hay quá bạn ạ

  • @thihuyen8537
    @thihuyen8537 Před 2 lety +5

    Mong Trung có thể tiếp tục bàn về triết học đại chúng qua các tác phẩm điện ảnh như The Tree Of Life, Waking Life

  • @greengreenieee8881
    @greengreenieee8881 Před 2 lety +3

    Hồi trước mình cũng hoàn toàn tin là Dân chủ sẽ tốt hơn nhưng mà như bạn nói, sau nhiều sự kiện bên phương tây và những nghiên cứu đó thì có thể thấy là phải có một sự cân bằng giữa dân chủ và cộng hoà. Triết học thì không thể đem áp dụng 1-1 vào đời sống mà phải xem xét và sửa đổi cho phù hợp và chỉ dùng triết học như kim chỉ nam mà thôi.

  • @HoaLeCong-ys2km
    @HoaLeCong-ys2km Před 2 lety

    Rất hay.🥰

  • @NovemberFour1102
    @NovemberFour1102 Před 2 lety +30

    Một video rất tuyệt vời trong bối cảnh hiện nay của nc ta, cảm ơn HĐC. Tại Vn chúng ta bị ép buộc phải vô minh trong trong những thảo luận chính trị nếu ta không thuộc thành phần được chọn, hậu duệ ... của nhóm đó. Không chỉ là ép buộc mà đôi khi còn là nguy hiểm đến bản thân nếu thảo luận những đề tài thuộc về tầm vĩ mô liên quan đến cộng đồng, do vậy "dân chủ" thực sự là điều nhạy cảm. Mình đồng ý hiện tại mọi nhà nước đều lấy dân chủ làm nền tảng tồn tại của nhà nước đó, nhưng ở một số nơi như chế độ chuyên chế nó chỉ là cái tên để mị dân và đối phó với những áp lực quốc tế

    • @tuannguyen-ej6jr
      @tuannguyen-ej6jr Před 2 lety +5

      Tôi thấy bạn nghe nhưng bạn cũng chưa hiểu vấn đề mà bạn Trung nói.

    • @vietangquoc9165
      @vietangquoc9165 Před 2 lety

      tới video hầu hết là khái niệm và các dẫn chứng để chúng ta hiểu hơn thế này, còn kích thích người như bạn, thì hỏi vấn đề hơi đi xa một tý tới mức nào, dễ thấy nhất chắc từ video về phim ảnh, đặc biệt nhắc tới VN thì ối dồi ôi. Nên là thoải mái ra đi, có một đoạn minh ủng hộ 2 tay của video nhắc đến, chủ nghĩa tập trung vào cá nhân hay bản thân đi ==.

    • @viva431
      @viva431 Před 2 lety +6

      Bạn có xem hết clip ko vậy? Có hiểu nội dung không mà tự ý diễn giải như dân Mỹ nói tiếng Việt ở Cali vây? Nếu bạn tự nhận mình vô minh thì chỉ cần nhìn tổng thể KT, Văn hoá, xã hội...ở VN mỗi năm một tốt hơn tức là con thuyền vẫn đi đúng hướng. Lợi ích nhân dân được đảm bảo thì bạn muốn thảo luận về điều gì? Bạn có năng lực gì? Bạn chỉ là thiểu số không đại diện cho ai cả nên đừng dùng từ "chúng ta" ở đây. Tôi hài lòng về sự dân chủ ở VN vì tôi biết những người đại diện cho tôi đang quản lý đất nước rất tốt.

    • @XuanNhi2010
      @XuanNhi2010 Před 2 lety +1

      bạn giống như mấy thuyền viên ấy, chỉ muốn những gì có lợi cho bản thân. Ko chịu từ bỏ lợi ích vì cái chung. Đây là thời 2022 rồi, những ai cảm thấy ko chung thuyền, thường sẽ kiếm thuyền khác để đi. Còn lại đa số lại chọn kêu ca tại sao thuyền ko chạy theo hướng mình muốn.

    • @thoduong2942
      @thoduong2942 Před 2 lety

      Bạn có biết "dân chủ" còn được gọi là " độc tài/chuyên chế của số đông " không ? Kẻ chỉ nhìn thấy 2 màu đen trắng mà không nhận ra khoảng xám ở giữa thì mạt kiếp thất bại chứ nói gì đòi làm cách mạng lọc máu xã hội ? . 1 nửa cốc nước thì gọi là đầy 1 nửa hay vơi 1 nửa đều chấp nhận được còn tôi thấy việc bạn đang làm là đổ hết nước trong cốc xuống cống rãnh đó. Mong bạn lần sau hãy "listen" chứ không chỉ đơn giản là " hear " .

  • @lytuandat
    @lytuandat Před 2 lety +1

    Cảm ơn anh Trung đã thực hiện bài phân tích này. Chúc anh Trung và Hội Đồng Cừu luôn thành công trong mọi mặt của đời sống.

  • @victoriousfightingbuddha8191

    Phẩm chất đạo đức của hành động nên được đánh giá bằng kết quả của nó lên hạnh phúc con người.
    Những quyết định nên hướng tới hạnh phúc lớn nhất cho đông người nhất vì vậy hi sinh phần nhỏ để đổi lấy lợi ích nhóm lớn là hành động có đức hạnh.

  • @nguyenvantoan1234
    @nguyenvantoan1234 Před rokem

    Cảm ơn về video của bạn
    Mong là các vị lãnh đạo xem được video này của bạn, đặc biệt là thế hệ cũ, ngày xưa họ chỉ giỏi đánh nhau thôi, về mặt lý luận và suy nghĩ của họ thì rất là cứng nhắc (điển hình là ông bố tôi)
    Đất nước cần những người có đầu óc cởi mở lãnh đạo để đưa cả dân tộc đi lên, chứ không phải cứ suốt ngày bám víu vào quá khứ, bám víu vào thuần phong mỹ tục, bám víu vào truyền thống tôn sư trọng đạo, tôn ti trật tự.
    Thế kỷ này rồi mà dân ta vẫn cứ đi loay hoay mãi với mấy cái lý luận dân chủ, tự do này, nó thật ra nên như một điều bình thường của cuộc sống thôi, thật là đáng buồn thay

  • @tuannguyenba5804
    @tuannguyenba5804 Před 2 lety

    Phân tích đa góc nhìn không điều hướng người "vô minh" theo một lập luận khách quan hay quá.

  • @HuyNguyen-gn5dc
    @HuyNguyen-gn5dc Před 2 lety +35

    Chào Trung và các bạn trong Hội Đồng Cừu,
    Tập Bad Travelling này còn giúp mình liên tưởng tới một chủ đề khác là :"THE MORAL SIDE OF MURDER". Mình nghe bài giảng này từ giảng viên Michael Sandel vào năm 2009 ở Havard. Trong bài giảng này ông đề cập tới một giả định rằng: Bạn đang đi trên đường thì xe mất phanh, bạn chỉ có thể dùng vô lăng để điều khiển. Nếu bạn để cho xe tiếp tục chạy thẳng thì bạn sẽ tông vào 5 người phía trước, còn nếu quẹo phải hoặc trái thì bạn sẽ chỉ phải tông vào một người. Ông đặt ra câu hỏi cho các sinh viên: trong trường hợp ấy họ sẽ làm gì. Rất nhiều sinh viên trả lời họ sẽ chọn tông vào một người. Sau đó, ông lại đặt tiếp câu hỏi: Điều gì khiến bạn nghĩ rằng một mạng sống thì không có trọng lượng bằng 5 mạng sống? Có thật sự mạng sống là thứ có thể đo lường như các sự vật khác Điều này làm mình chợt nghĩ tới tình huống: Điều gì khiến cho thuyền trưởng nghĩ rằng mạng sống của những thủy thủ thì không thể bằng được so với mạng sống của những người dân trên đảo? Nếu có thời gian mình mong kênh có thể đề cập tới chủ đề khá hay này.

    • @quangtuepham5258
      @quangtuepham5258 Před 2 lety +39

      Nếu là trong trường hợp cụ thể của câu hỏi trên, với việc người lái xe ko biết gì về nhóm 5 người vs 1 người kia, thứ duy nhất để họ suy xét chỉ có thể là số lượng, tông 1 người đương nhiên sẽ làm người đó cảm thấy bớt áp lực về đạo đức hơn, rõ ràng trong đầu người lái xe rơi vào tình huống đó thì sẽ tìm cách giảm bớt thiệt hại, và mạng sống cũng chỉ là 1 đơn vị tính về mặt thiệt hại, 1 < 5. Nếu nói xa hơn chút, thứ mà làm người lái xe thay đổi quyết định chỉ khi người đó biết được về "chất lượng" của mạng sống nhóm 5 người vs 1 người kia mà thôi, nếu nhóm 5 người là "đối tượng xấu" (theo hiểu biết hoặc định kiến của người lái xe), còn 1 người kia là "người tốt" hoặc "người quan trọng" đối với người lái xe, khi đó số lượng ko ảnh hưởng tuyệt đối đến quyết định của người lái xe nữa, vẫn là theo đạo đức người lái xe cũng sẽ chọn quyết định giảm bớt thiệt hại, nhưng lần này đã có sự cân nhắc và rất có thể sẽ chọn tông 5 người. Trong tập "Bad Travelling", quyết định của người nắm quyền (thuyền trưởng bán muối rồi) cũng được đưa ra dựa trên sự "giảm thiểu thiệt hại cho cộng đồng", xét về số lượng rõ ràng số thủy thủ ít hơn hẳn số dân trên đảo, xét về "chất lượng" thì các thủy thủ khi chọn "X" đã bị đánh giá là "đối tượng xấu", còn với dân đảo thì họ sẽ có người già, trẻ em, người lương thiện, và cũng có cả "người xấu", nhưng con quái vật và đàn con rõ ràng sẽ ko phân biệt mà ăn sạch. Xét về cả lượng lẫn chất, các thủy thủ đoàn đều ko thể bằng dân đảo, thế nên sẽ ko được người nắm quyền lựa chọn, chưa kể thêm chi tiết là ông ấy còn ko dám đảm bảo là đưa con quái vật đến đảo thì nó có tha cho con thuyền này ko.

    • @ThinhNguyen-fb5gd
      @ThinhNguyen-fb5gd Před rokem

      Nan đề xe goòng

    • @sandking5493
      @sandking5493 Před rokem +1

      yes, the trolley problem, mình cũng rất muốn HDC làm 1 video về đề tài này :D

    • @vantuto5407
      @vantuto5407 Před rokem

      @@quangtuepham5258 cmt rất hay, thấu đáo bạn ạ.

    • @tuankiet3473
      @tuankiet3473 Před rokem +2

      ​@@quangtuepham5258 Từ ví dụ của bạn làm mình liên tưởng tới Thuyết Vị Lợi khi quy chiếu về hệ quả của hành động ảnh hưởng tới đạo đức của hành động đó

  • @tuantuan3223
    @tuantuan3223 Před 2 lety

    Rất hay,

  • @AnNguyen-ji6us
    @AnNguyen-ji6us Před 2 lety

    Ko còn gì để nói. Quá hay 😌

  • @qqa7310
    @qqa7310 Před 6 měsíci +1

    Thanks!

  • @user-kl8xf6bt6q
    @user-kl8xf6bt6q Před 6 měsíci

    Tuyệt vời!

  • @chenming5880
    @chenming5880 Před 2 lety

    huhuhuhu e thích nhất tập này trong series luôn

  • @NghiaTran-er5mp
    @NghiaTran-er5mp Před 2 lety +5

    Hóng quá. Khẩu súng đóng vai trò quá quan trọng trong tập này :))

    • @thanhtuetran
      @thanhtuetran Před 2 lety +3

      "Quyền lực sinh ra từ họng súng" - Mao Trạch Đông

    • @thoduong2942
      @thoduong2942 Před 2 lety +2

      @@thanhtuetran " Không phải chiến mà vẫn thắng thì mới là thượng sách / Bạo lực chỉ là biện pháp bất đắc dĩ " - Trích dẫn Thiên 3 ( Mưu công ) trong Binh pháp Tôn tử

  • @bacgiangdau
    @bacgiangdau Před 17 dny

    anh Q học lớp 11 tại long thanh đồng nai năm 1988 (đang tu tại Thường Chiếu, theo trên youtube video của em Thiện). thi tot nghiep nam 1989 tại sai gon (k0 lẻ năm sau về sài gòn học và thi tốt nghiệp năm 1989) , khi đó tại đồng nai có tổ chức hội đồng thi bổ túc ở bà rịa vũng tàu (lúc này bà rịa vũng tàu thuộc tỉnh đồng nai)

  • @phanmai2318
    @phanmai2318 Před 2 lety

    Hóng hóng

  • @ngv6402
    @ngv6402 Před 2 lety

    Tuyệt vời

  • @phantamcad6351
    @phantamcad6351 Před 2 lety

    Quá hay

  • @qh2297
    @qh2297 Před 2 lety +1

    Mình comment là chỉ muốn kênh HDC càng ngày càng phát triển và kiếm ra tiền 💵💰 để có thu nhập, ra thêm nhiều video, mang lại kiến thức hữu ích cho mọi người ❤️. Nếu có link donate thì mình donate chút chút gọi là 😁

  • @TuanAnh-xb7bd
    @TuanAnh-xb7bd Před 2 měsíci

    Merci beaucoup❤

  • @tramta6763
    @tramta6763 Před 2 lety

    Mình thích việc các bạn dùng Dennis Ngo để ví dụ về bác bán phở 😄

  • @psyeatinggood8609
    @psyeatinggood8609 Před 2 lety

    hóng anh ra video về The Swarm ạ

  • @phatngo3448
    @phatngo3448 Před 2 lety +13

    Cảm ơn HĐC vì một video cực kỳ chất lượng. Sự "Vô Minh" khi nhỏ hoặc ít tác động đến số đông thì khó có thể ảnh hưởng đến hoạt động của xã hội. Điều mình lo sợ nhất đó là sự phát triển của mạng xã hội nó dễ tập hợp sự "Vô Minh" đến ngưỡng có thể tác động đến xã hội.
    PS: Anh Trung cho hỏi là sự "Vô Minh" có tương đương với "Ảo tưởng kiến thức" không? Thanks HĐC!

  • @leoanh1125
    @leoanh1125 Před 2 lety +1

    Anh làm phân tích về manga fire punch đc ko ạ đây là một bộ manga đào sâu về yếu tố tôn giáo già trị con người rất hay ạ em rất mong một người học cao hiểu rộng như anh phân tịch ạ

  • @uchuynh9226
    @uchuynh9226 Před 2 lety +2

    Đề tài lần này hay quá Trung ơi!