Dẫn xuất halogen (Hóa học 11)

Sdílet
Vložit
  • čas přidán 13. 02. 2024
  • Nội dung video: Hoá 11.Bài 15: Dẫn xuất halogen (Hóa học 11)
    0:40 Dẫn xuất halogen: tổng quát.
    2:20 Dẫn xuất halogen: đồng phân & tên gọi.
    7:10 Dẫn xuất halogen: Khó khăn khi qui chiếu cis-trans và cách giải quyết.
    11:55 Dẫn xuất halogen: tính chất vật lí, giải thích độ sôi bất thường.
    14:50 Dẫn xuất halogen: tính chất hóa học.
    19:23 Quy tắc Zaitsev.
    21:02 Dẫn xuất halogen: ứng dụng.
    24:08 Dẫn xuất halogen: điều chế.
    25:26 So sánh quy tứa Markovnikov và Zaitsev.
    27:19 Luyện tập
    © Nguyen Trong Tho - 2024
    @HocHoaTT
    #chemistry #hoahoc11 #danxuathalogen #halogenderivatives #zaitsev #markovnikov

Komentáře • 34

  • @trangtran-zh1nt
    @trangtran-zh1nt Před 3 měsíci +1

    Em cám ơn thầy, chúc thầy có nhiều sức khỏe.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Před 3 měsíci

      Cảm ơn lời chúc của bạn.
      Hãy luôn vui với Hóa.

  • @tranthanh953
    @tranthanh953 Před 3 měsíci +1

    Trân trọng cảm ơn thầy! Chúc thầy dồi dào sức khoẻ.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Před 3 měsíci

      Vui vì bạn thấy có ích.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @anhucle6418
    @anhucle6418 Před 3 měsíci +1

    Video bài giảng hay lắm ạ, chúc thầy nhiều sức khỏe, luôn vui vẻ ạ

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Před 3 měsíci

      Vui vì bạn thấy có ích. Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!

  • @oannguyenvan9217
    @oannguyenvan9217 Před 3 měsíci

    Xin chân thành cảm ơn Thầy. Chúc Thầy năm mới nhiều sức khỏe và niềm vui

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Před 3 měsíci

      Vui vì giúp được bạn. Cảm ơn những lời chúc của bạn.
      Hãy share để những bạn khác cũng có thể vui được với Hoá!

  • @h2bchemistry50
    @h2bchemistry50 Před 3 měsíci +1

    trân trọng cám ơn thầy ❤

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Před 3 měsíci

      Vui vì giúp được chút gì.
      Hãy share để có thể giúp được những bạn khác đến cùng vui với Hoá!

  • @tanatnguyen8880
    @tanatnguyen8880 Před 3 měsíci +1

    mong thầy sớm ra video tiếp theo ạ

  • @thucvuinh6537
    @thucvuinh6537 Před 3 měsíci +1

    mong thầy ra video nói thêm về các cơ chế phản ứng hữu cơ lớp 11, đặc biệt hs thường thắc mắc tại sao cùng 1 tác nhân nhưng lại theo hướng thế/tách tuỳ dung môi, nói thế nào để đơn giản với hs phổ thông ạ.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Před 3 měsíci +2

      Cũng khó để các bạn hiểu hết được cặn kẽ mọi thứ trong thời lượng của chương trình, nhất là khi Hóa học không còn là một môn chính, song tôi cũng sẽ cố trong khả năng cho phép.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @uctranminh1329
    @uctranminh1329 Před 2 měsíci +1

    Thầy cho em hỏi phản ứng tách HX tại sao dùng base mạnh KOH. Dùng base NaOH thì được không ?

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Před 2 měsíci

      Bạn xem ở đây: chemjoy-tt.blogspot.com/2024/03/co-thay-koh-bang-naoh-trong-phan-ung.html
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @tphongha
    @tphongha Před 3 měsíci +1

    mong thầy ra vid song song với chương trình dạy từ đây đến hết lớp 12 luôn.Em lấy gốc nhờ coi vid của thầy.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Před 3 měsíci

      Hy vọng sẽ như thế.
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @tuyetnhungtran2660
    @tuyetnhungtran2660 Před 3 měsíci +1

    Thầy cho xin file bài giảng được k ạ, bài trình bày đẹp, đầy đủ và khoa học quá. Cảm ơn thầy nhiều ạ.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Před 3 měsíci

      Cám ơn bạn đã quan tâm.
      Bạn đọc ở đây: bit.ly/3m4oxYy

  • @duyphuong4434
    @duyphuong4434 Před 3 měsíci +1

    Dạ thầy ơi cho em hỏi trong thí nghiệm thủy phân dẫn xuất halogen sau khi thử bằng dung dịch AgNO3 nếu có kết tủa tức có lẫn ion X- thì làm sao tách X- ra khỏi dẫn xuất halogen để thu được dẫn xuất halogen tinh khiết để tiếp tục làm thí nghiệm thủy phân ạ?

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Před 3 měsíci +1

      (1) Dẫn xuất halogen (A) được cho vào nước. A không tan trong nước và nặng hơn nước nên lắng xuống dưới. Halide X⁻ tan trong nước nên ở phần dung dịch trong lớp bên trên, tạm gọi là phần B. Chiết để tách B ra khỏi A.
      (2) Thử một mẫu B với dd AgNO₃:
      - nếu không có ↓ ⇒ A không lẫn X⁻ (tinh khiết), có thể tiến hành phản ứng thủy phân A trong môi trường kiềm.
      - nếu có ↓ ⇒ A có lẫn X⁻, vậy cần rửa tiếp ⇒ quay trở lại (1) cho đến khi (2) không tạo ↓ nữa mới thôi.
      Hãy share giải đáp này với các bạn khác vì có thể có nhiều bạn cũng có cùng thắc mắc như vậy.
      Chúc luôn vui với Hoá!

    • @duyphuong4434
      @duyphuong4434 Před 3 měsíci +1

      em cám ơn thầy nhiều ạ! Chúc thầy luôn nhiều sức khỏe ạ!

  • @thucvuinh6537
    @thucvuinh6537 Před 2 měsíci +1

    Thầy ơi em muốn tìm video thí nghiệm như sách giáo khoa đã hướng dẫn phản ứng thủy phân mà k tìm thấy video nào như hướng dẫn, k biết có link thí nghiệm nào để hs dễ quan sát k ạ? Em cảm ơn thầy nhiều ạ.

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Před 2 měsíci +1

      Bạn xem trang CZcams của Bộ môn Phương pháp Giảng Dạy, Khoa Hoá Học, Đại học Sư Phạm Hà Nội tại đây: www.youtube.com/@ppgd_hoahoc
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @NhuQuynhNguyen-ol2hj
    @NhuQuynhNguyen-ol2hj Před 2 měsíci +1

    Thầy ơi! Ở phút 30:30 phương trình phản ứng tách đó có viết được dưới dạng PTHH không ạ thầy. Ý em kiểu như là có đầy đủ sản phẩm, hệ số cân bằng ạ 2-bromobutane + KOH + C2H5OH ----> ..........(sản phẩm)[ có cân bằng hệ số phản ứng đầy đủ ạ]. Hay phản ứng đó chỉ viết được dưới dạng sơ đồ như vậy thôi ạ thầy, thầy có thể viết ví dụ cho em về chất đó ạ
    +) Thầy ơi, nếu phương trình hóa học là như này: CH3CHBrCH2 CH3--------->CH3CH=CHCH3 + HBr. Thầy cho em hỏi là vì sao sản phẩm không phải là KBr và H2O như phút 18:48

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Před 2 měsíci

      Phản ứng tách HBr ấy xảy ra với KOH hoặc NaOH nên _không thể tạo thành HBr_ được, vì:
      1. Không hề có HBr (bạn cần xem kỹ điều gì đã xảy ra theo cơ chế phản ứng đã nêu trong bài giảng). Vậy phản ứng bạn đề nghị là không ổn chút nào.
      2. Giả như nếu có HBr, thì cũng không thể tồn tại mà lập tức tác dụng với KOH hoặc NaOH để tạo bromide Br⁻ và H₂O. Phương trình hoá học _đã ghi trước đó_ nên không cần thiết phải lặp lại cho mỗi trường hợp. Đó là đặc điểm của học hóa hữu cơ.
      CH₃CHBrCH₂CH₃ + KOH → CH₃CH=CHCH₃ + KBr + H₂O
      Hy vọng bạn xem bài giảng chậm rãi để hiểu hết các nội dung, và chú ý học thật kỹ giáo khoa. Nếu muốn biết nhiều hơn về loại phản ứng này, bạn có thể xem thêm phần trả lời một bạn khác ở đây: chemjoy-tt.blogspot.com/2024/03/co-thay-koh-bang-naoh-trong-phan-ung.html
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @duyphuong4434
    @duyphuong4434 Před 3 měsíci +1

    Dạ thầy ơi cho em hỏi vì sao các dẫn xuất halogen hầu như không tan trong nước nhưng lại tan được trong các dung môi hữu cơ ạ?

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Před 3 měsíci

      Tan là khả năng phân tán ( hoàn toàn) của một chất trong dung môi. Vì thế các chất cùng loại tan trong nhau. Nói cách khác, chất không cực, hay phân cực yếu tan trong dung môi không cực, hoặc phân cực yếu. Đảo lại, chất có cực tan dễ dàng trong dung môi có cực. Tạm thì đơn giản như vậy thôi. Đi vào chi tiết thì nhiêu khê lắm vì còn huyền phù, nhũ tương các loại nữa...
      Chúc luôn vui với Hóa.

  • @lanlehoang8118
    @lanlehoang8118 Před 3 měsíci +1

    Dạ thưa Thầy cho em hỏi vì sao dẫn xuất halogen không tan trong nước ạ?

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Před 3 měsíci

      Bạn xem giải thích chi tiết ở đây: tinyurl.com/Dx-halogen-khong-tan
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @lanlehoang8118
      @lanlehoang8118 Před 2 měsíci

      Dạ. Em cám ơn thầy ạ!❤

  • @thanhtamtamlac
    @thanhtamtamlac Před 3 měsíci +1

    Dạ thầy ơi e có một thắc mắc là tại sao liên kết R-F phân cực hơn R-I mà khả năng phản ứng thế của R-I lại dễ hơn vậy ạ?

    • @HocHoaTT
      @HocHoaTT  Před 3 měsíci +1

      Bạn xem giải thích chi tiết ở đây: tinyurl.com/Thuy-phan-dx-halogen
      Chúc luôn vui với Hóa.

    • @thanhtamtamlac
      @thanhtamtamlac Před 3 měsíci +1

      @@HocHoaTT E đã hiểu rồi thầy ạ. E cám ơn thầy nhiều. Chúc thầy sức khoẻ và nhiều niềm vui ạ