Phóng sự: Gầm cầu Thăng Long - Nơi "tọa lạc" những xóm trọ trái phép

Sdílet
Vložit
  • čas přidán 20. 12. 2012
  • Nhiều năm nay, có một xóm nhỏ nằm lọt thỏm duới gầm cầu Thăng Long, thuộc địa phận làng Cổ Điển, xã Hải Bối, Huyện Đông Anh, Hà Nội. bất chấp quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của Bộ giao thông vận tải, nguời dân nơi đây vẫn thản nhiên sinh sống trong khu nhà xây dựng trái phép, lấn chiếm hành lang cầu. Những hình ảnh sinh hoạt, làm việc như thế này vẫn hàng ngày diễn ra ngang nhiên dưới chân cầu. Rất khó để có thể tiếp cận khu vực này trước sự cản trở của những người thuộc ban quản lí cầu và người dân ở đây cũng không hề thân thiện. Nhóm phóng viên chúng tôi phải đặt máy từ trên cầu mới có thể ghi lại những hình ảnh sinh hoạt tại đây. Những khu nhà lụp xụp, tạm bợ của người làng sinh sống hoặc cho thuê, các hoạt động như sửa chửa cơ khí, hàn xì, giết mổ... diễn ra hằng ngày và đặc biệt là hoạt động làm ga giả gay dưới chân cầu với những dụng cụ thô sơ không đảm bảo an toàn, tạo những vật liệu dễ gây cháy, những bình ga cũ được tận dụng làm hàn xì, rất nguy hiểm nếu bình ga rò rỉ và không may phát nổ. Làng Cổ Điển, xã Hải Bối Vốn là một vùng trũng so với các khu vực xung quanh, nước thải từ khu xóm trọ được thải trực tiếp ra các ao tù ứ đọng khiến môi trường sống ở đây ô nhiễm nặng nề từ nhiều năm nay nhưng xem ra công tác giải quyết ô nhiễm môi trường tại địa phương này vẫn không có nhiều biến chuyển tích cực. Những dòng chảy ngập ngụa rác, cạnh chuồng lợn của các hộ chăn nuôi, phế thải xây dựng được đổ bừa bãi xuống chân cầu, lấn sang cả những ao nước tù đọng bên cạnh. Nước đổi màu, đặc quánh bởi rác, phân động vật... tiềm ẩn nhiều mầm mống dịch bệnh nguy hiểm, một số hộ làm nghề giết mổ lợn, trâu bò ngay bên cạnh những ụ rác bẩn, không đảm bảo vệ sinh. Nguồn nước ở đây bị ô nhiễm trầm trọng, hầu hết phải dùng bằng nước máy qua nhiều hệ thống lọc. Tuy nhiên, bể nước lâu ngày vẫn lắng cặn, ố vàng, nguy cơ người dân sống ở đây đối mặt với bệnh tật là điều không thể tránh khỏi. nhưng vì miếng cơm manh áo, không còn cách nào khác họ phải sống chung với nó như một điều tất yếu của cuộc sồng hàng ngày.
    Đến đầu giờ chiều, khi mà những người trong xóm trọ phần lớn đã đi làm, nhóm phóng viên chúng tôi đã cố gắng tiếp cận khu vực này. Để xuống đuợc xóm gầm cầu, chúng tôi phải men theo một con đường khá nhỏ, cây cối um tùm, có đoạn đuợc sắp xếp mấy viên gạch hay một ít phế thải xây dựng, cho bớt lày lội khi trời mưa. Khu vực này là một xóm trọ gồm những căn phòng lụp xụp, nhếch nhác, đuợc đánh số thứ tự. Đa số những người sinh sống ở đây là người dân lao động thuộc đủ mọi thành phần họ làm đủ nghề để kiếm sống, không có gì lạ khi họ biến chân cầu thành một nơi sửa chữa cơ khí, nơi tập trung rác thải, tập kết vật liệu xây dựng, sắt thép. Chủ khu trọ là người trực tiếp quản lí xưởng ga, chúng tôi cố gắng trao đổi một số thông tin nhưng khi thấy ống kính máy quay hướng về phía mình người này lập tức lang sang chuyện khác và từ chối cuộc trò chuyện.
    Xóm trọ này đã tồn tại nhiều năm nay, không những vi phạm qui định hành lang cầu đường mà còn kéo theo những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và mỹ quan đô thị. Thế nhưng các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương vẫn chưa có những biện pháp hiệu quả để giải quyết triệt để tình trạng này. Thực trạng này đặt ra dấu hỏi chấm cho công tác quản lí, quy hoạch và xử lí sai phạm của những người có trách nhiệm.

Komentáře • 3

  • @NgaNguyenThi-qw6jk
    @NgaNguyenThi-qw6jk Před 11 lety

    minh cung dang o Đông anh nhung o Kim Chung ko biet có ảnh hưởng j ko nhi?? hic

  • @HoanLe-dc6oq
    @HoanLe-dc6oq Před 7 lety

    tien co la dk , ke me van de j say ra thi say