YDHDT: Bài tập Phất thủ

Sdílet
Vložit
  • čas přidán 17. 01. 2022
  • Phất Thủ Liệu Pháp hay còn gọi là phương pháp trị bệnh bằng cách vẫy tay hay lắc tay đã được người Việt chúng ta biết đến khá nhiều trong khoảng 3 thập niên qua. Một phương pháp luyện tập rất thích hợp với người lớn tuổi vì giản dị, nhẹ nhàng với chiêu thức tóm tắt gần như còn có một động tác, có thể tập tại nhà, lúc nào tập cũng được nhưng có kết quả rất cao với khá nhiều chứng bệnh, qua sự chứng nghiệm của rất nhiều người.
    Chuẩn bị:
    - Nên tập nơi thoáng mát, không khí trong lành
    - Mặc quần áo rộng rãi.
    - Thân trong tư thế thả lỏng, thoải mái, điều hòa nhịp thở, và giữ cho đầu óc được thanh tịnh (điều thân, điều tức, điều thần) trước khi tập.
    Tư thế:
    - Đứng thẳng, xương sống thẳng
    - Hai chân dang ra song song ngang vai.
    - Các ngón chân bám chặt vào mặt đất. Gót chân để phẳng lên mặt đất.
    - Gồng cứng (lên gân) bắp chuối và bắp vế của chân, nhớ luôn giữ bắp chân trong trạng thái căng thẳng.
    - Hậu môn nhíu lại, hội âm hơi nhích lên để kết nối vòng nhâm đốc mạch bên dưới hay còn gọi là “hạ thước kiều”.
    - Bụng phải mềm, dưới hơi thót (dấu mông)
    * Kết hợp của các tư thế trên có phần tương tự như thế tấn “kiềng dương bộ”.
    - Lưng thẳng, thắt lưng mềm dẻo
    - Ngực trên buông lỏng để phổi tự nhiên.
    - Vai xuôi tự nhiên
    - Hai cánh tay, bàn tay, cổ tay mềm và các ngón tay duỗi thẳng tự nhiên.
    - Miệng: hai môi và hai hàm răng chạm nhẹ vào nhau, đầu chót lưởi để trên nướu răng trên để kết nối vòng nhâm đốc mạch bên trên hay còn gọi là “thượng thước kiều”
    - Mặt hướng về phía trước.
    - Hai mắt khép hờ hoặc có thể chọn một điểm đằng xa làm mục tiêu để nhìn.
    - Đầu treo lơ lửng (đỉnh đầu huyền hay hư linh đỉnh kình) để cổ được thẳng.
    - Tâp trung ý vào nhịp lắc tay, hay đan điền hoặc hơi thở để dễ nhiếp tâm.
    Kỹ thuật:
    - Hai tay để thẳng tự nhiên (hơi cong ở khuỷu).
    - Các ngón tay nên để duỗi tự nhiên, trung dung.
    * Về phần này có tài liệu khuyên nên giữ các ngón tay luôn dính vào nhau, và cũng có tài liệu khuyên nên xòe ra như cánh quạt.
    Theo tác giả Huỳnh Bửu Khương (Kinh Nghiệm Tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh ) thì khi đưa hai bàn tay lên: Ở mỗi bàn tay, năm ngón luôn dính vào nhau (chớ không phải xòe ra, sách có vẽ hình rất rõ về điểm này).
    - Khi đánh tay, lòng bàn tay (tâm chưởng) luôn hướng về phía sau.
    - Đưa hai cánh tay về phía trước, hai cánh tay sẽ hợp với thân người thành một góc 30 độ, đồng thời hít vào. Dùng lực vẫy (phất) hai cánh tay ra phía sau đến hết tầm (khoảng 60 độ) thở ra. Khi hết tầm tay ra phía sau, hai cánh tay theo đà của lực quán tính trở về phía trước, đồng thời với hít vào.
    - Sau đó lại tiếp tục vẫy tay ra phía sau. Một lần hít vào, một lần thở ra là một cái vẫy tay kết thúc một chu kỳ.
    - Làm liên tục nhiều cái. Tối thiểu 500 cái (khoảng 15 phút) một lần tập. Mỗi ngày có thể tập hai lần. Nếu để chữa bệnh thì mỗi lần tập phải thực hành tối thiểu từ 1000 cái trở lên.
    #bàitậpphấtthủ
    #vienydhdt
    #yhct
    #vienyduochocdantoc

Komentáře • 1

  • @vienyduochocdantoc273

    Phất Thủ Liệu Pháp hay còn gọi là phương pháp trị bệnh bằng cách vẫy tay hay lắc tay đã được người Việt chúng ta biết đến khá nhiều trong khoảng 3 thập niên qua. Một phương pháp luyện tập rất thích hợp với người lớn tuổi vì giản dị, nhẹ nhàng với chiêu thức tóm tắt gần như còn có một động tác, có thể tập tại nhà, lúc nào tập cũng được nhưng có kết quả rất cao với khá nhiều chứng bệnh, qua sự chứng nghiệm của rất nhiều người.
    Chuẩn bị:
    - Nên tập nơi thoáng mát, không khí trong lành
    - Mặc quần áo rộng rãi.
    - Thân trong tư thế thả lỏng, thoải mái, điều hòa nhịp thở, và giữ cho đầu óc được thanh tịnh (điều thân, điều tức, điều thần) trước khi tập.
    Tư thế:
    - Đứng thẳng, xương sống thẳng
    - Hai chân dang ra song song ngang vai.
    - Các ngón chân bám chặt vào mặt đất. Gót chân để phẳng lên mặt đất.
    - Gồng cứng (lên gân) bắp chuối và bắp vế của chân, nhớ luôn giữ bắp chân trong trạng thái căng thẳng.
    - Hậu môn nhíu lại, hội âm hơi nhích lên để kết nối vòng nhâm đốc mạch bên dưới hay còn gọi là “hạ thước kiều”.
    - Bụng phải mềm, dưới hơi thót (dấu mông)
    * Kết hợp của các tư thế trên có phần tương tự như thế tấn “kiềng dương bộ”.
    - Lưng thẳng, thắt lưng mềm dẻo
    - Ngực trên buông lỏng để phổi tự nhiên.
    - Vai xuôi tự nhiên
    - Hai cánh tay, bàn tay, cổ tay mềm và các ngón tay duỗi thẳng tự nhiên.
    - Miệng: hai môi và hai hàm răng chạm nhẹ vào nhau, đầu chót lưởi để trên nướu răng trên để kết nối vòng nhâm đốc mạch bên trên hay còn gọi là “thượng thước kiều”
    - Mặt hướng về phía trước.
    - Hai mắt khép hờ hoặc có thể chọn một điểm đằng xa làm mục tiêu để nhìn.
    - Đầu treo lơ lửng (đỉnh đầu huyền hay hư linh đỉnh kình) để cổ được thẳng.
    - Tâp trung ý vào nhịp lắc tay, hay đan điền hoặc hơi thở để dễ nhiếp tâm.
    Kỹ thuật:
    - Hai tay để thẳng tự nhiên (hơi cong ở khuỷu).
    - Các ngón tay nên để duỗi tự nhiên, trung dung.
    * Về phần này có tài liệu khuyên nên giữ các ngón tay luôn dính vào nhau, và cũng có tài liệu khuyên nên xòe ra như cánh quạt.
    Theo tác giả Huỳnh Bửu Khương (Kinh Nghiệm Tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh ) thì khi đưa hai bàn tay lên: Ở mỗi bàn tay, năm ngón luôn dính vào nhau (chớ không phải xòe ra, sách có vẽ hình rất rõ về điểm này).
    - Khi đánh tay, lòng bàn tay (tâm chưởng) luôn hướng về phía sau.
    - Đưa hai cánh tay về phía trước, hai cánh tay sẽ hợp với thân người thành một góc 30 độ, đồng thời hít vào. Dùng lực vẫy (phất) hai cánh tay ra phía sau đến hết tầm (khoảng 60 độ) thở ra. Khi hết tầm tay ra phía sau, hai cánh tay theo đà của lực quán tính trở về phía trước, đồng thời với hít vào.
    - Sau đó lại tiếp tục vẫy tay ra phía sau. Một lần hít vào, một lần thở ra là một cái vẫy tay kết thúc một chu kỳ.
    - Làm liên tục nhiều cái. Tối thiểu 500 cái (khoảng 15 phút) một lần tập. Mỗi ngày có thể tập hai lần. Nếu để chữa bệnh thì mỗi lần tập phải thực hành tối thiểu từ 1000 cái trở lên.
    @/b%C3%A0it%E1%BA%ADpph%E1%BA%A5tth%E1%BB%A7
    @/vienydhdt
    @/yhct
    @/vienyduochocdantoc