Không chạy bộ sau bao lâu thì ta mất hết sức bền?

Sdílet
Vložit
  • čas přidán 8. 09. 2024
  • Không chạy bộ sau bao lâu thì ta mất hết sức bền?
    Đối với những ai đam mê chạy bộ, có nhiều nguyên nhân khiến chúng ta phải ngưng tập luyện một thời gian: mệt mỏi, cảm giác hơi đau chân hay thậm chí do tâm lý chán nản khi các giải thi đấu đều bị hủy do Covid-19. Đôi khi ta tự hỏi: “Liệu có ổn không nếu ta nghỉ một ngày, một tuần, một tháng hay 4-5 tháng?” Câu trả lời là: có thể nghỉ một thời gian ngắn, nhưng càng nghỉ nhiều bạn sẽ càng mất thời gian để hồi phục về thể trạng ban đầu. Vậy chạy bộ sau bao lâu thì ta mất hết sức bền? Hãy cùng theo dõi câu trả lời trong video sau đây nhé!
    #chaybodungcach​​​​​​ #yeuchaybo​​​​​​ #chaybo​
    Do sức bền ở ngưỡng hiếu khí có thể được đo đạc dễ dàng, với nhiều nghiên cứu chỉ rõ mức độ giảm sút về thể trạng trong thời gian mà ta không tập luyện. Các nghiên cứu này cũng đồng thời đưa ra những kiến thức bổ ích lí giải tại sao thể trạng lại đi xuống, từ đó giúp ta quay trở lại tập luyện hiệu quả và tránh gặp phải chấn thương.
    Thể trạng suy giảm như thế nào nếu ngưng tập luyện?
    Một nghiên cứu thực hiện bởi Elizabeth Ready và Arthur Quinney theo dõi các chỉ số ở ngưỡng hiếu khí trong một nhóm nam VĐV khi những người này tập đạp xe trong vòng 9 tuần, sau đó nghỉ ngơi cũng trong 9 tuần. Ở nhóm thí nghiệm, 12 VĐV tập các bài cường độ nặng 30 phút mỗi lần, 4 lần 1 tuần trong 9 tuần liên tiếp. Ở nhóm còn lại, 9 VĐV phần lớn nghỉ ngơi không tập luyện. Tất cả 21 người tham gia thí nghiệm được kiểm tra chỉ số VO2Max (ngưỡng kị khí) trước khi bắt đầu thí nghiệm và đo lại mỗi 3 tuần trong vòng 18 tuần.
    Kết quả không đáng ngạc nhiên lắm khi nhóm tập luyện cải thiện thể trạng rõ rệt. Chỉ số VO2Max của họ tăng 40% trong khi ngưỡng hiếu khí tăng 70%. Trong 9 tuần nghỉ ngơi kế tiếp, các nhà nghiên cứu quan sát được chỉ số VO2Max như sau:
    Sau 3 tuần nghỉ ngơi, chỉ số VO2Max giảm 20%
    Sau 9 tuần nghỉ ngơi không tập luyện, chỉ số VO2Max giảm 60%. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là các VĐV vẫn giữ được khoảng 40% mức tăng thể trạng so với trước khi tập.
    Chúng ta cần lưu ý rằng nghiên cứu của Ready và Quinney không có những VĐV chuyên nghiệp nên kết quả cuối cùng có lẽ phù hợp cho những người vừa bắt đầu tập hơn là những VĐV kì cựu.
    Đấy là thí nghiệm trong môn đạp xe, còn với chạy bộ thì sao? Trong một thí nghiệm khác, Edward Coyle và các đồng sự từng thực hiện một nghiên cứu với 7 VĐV chạy đường dài nhiều kinh nghiệm. Các VĐV này được đo đạc thể lực nền tảng, sau đó các nhà nghiên cứu theo dõi sự suy giảm thể trạng của họ sau 12 ngày, 21 ngày, 56 ngày và 84 ngày không luyện tập.
    Kết quả cho thấy, sau 1,5 tuần nghỉ ngơi, các enzyme trong máu bổ trợ cho sức bền giảm 50%, và VO2Max giảm 7%. Tuy nhiên biểu đồ đi xuống của thể trạng bắt đầu ngang dần, và sau 3 tháng VO2Max giảm 18-20% so với nền tảng ban đầu. Có nhiều cách giải thích hiện tượng này, nhưng lí do chính là độ dày các mao mạch nằm sâu trong cơ bắp không bị ảnh hưởng nhiều khi ta ngưng luyện tập.
    Tham gia GROUP những người yêu chạy bộ : bit.ly/39YRFph
    FANPAGE : bit.ly/38XL39f
    Website: chay360.com/ Liên hệ quảng cáo: / anhquy.pham.5
    SĐT: 0915999968

Komentáře • 5

  •  Před 3 lety +2

    Nếu bạn có thắc mắc gì về chạy bộ, hãy comment bên dưới nhé. Yêu Chạy Bộ sẽ giải đáp thắc mắc của bạn :)
    Tham gia GROUP những người yêu chạy bộ : bit.ly/39YRFph
    FANPAGE : bit.ly/38XL39f

  • @redhuyvni2168
    @redhuyvni2168 Před 3 lety +3

    A bt làm sao để chạy nhanh hơn ko

    • @khangang9179
      @khangang9179 Před 3 lety

      Bạn có thể thử 2 phương pháp sau:
      1. Tập các bài dạng interval
      2. Tích lũy đủ milage tức là chạy đủ nhiều

  • @LoiTran-nv9tu
    @LoiTran-nv9tu Před 2 lety

    ..
    .
    .