Tiểu sử THẾ LỮ NSND || Một tài năng muôn mặt và hai mối duyên lành

Sdílet
Vložit
  • čas přidán 6. 01. 2022
  • #tieusuthelu #tiểusửthếlữ #tiểusửnhàvănthếlữ
    Tiểu sử THẾ LỮ NSND || Một tài năng muôn mặt và hai mối duyên lành
    Thế Lữ (10 tháng 6 năm 1907 - 3 tháng 6 năm 1989), tên khai sinh Nguyễn Đình Lễ (sau đó đổi thành Nguyễn Thứ Lễ) là một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch người Việt Nam. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng, cùng những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và máu (1934). Trở thành thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn kể từ khi mới thành lập (1934), ông hầu hết hoạt động sáng tác văn chương trong thời gian là thành viên của nhóm, đồng thời cũng đảm nhận vai trò là một nhà báo, nhà phê bình, biên tập viên mẫn cán của các tờ báo Phong hóa và Ngày nay.
    Từ năm 1937, hoạt động của Thế Lữ chủ yếu chuyển hướng sang biểu diễn kịch nói, trở thành diễn viên, đạo diễn, nhà viết kịch, trưởng các ban kịch Tinh Hoa, Thế Lữ, Anh Vũ, hoạt động cho đến sau Cách mạng tháng Tám. Ông tham gia kháng chiến chống Pháp, làm kịch kháng chiến trong những năm Chiến tranh Đông Dương. Sau Hiệp định Genève, ông tiếp tục hoạt động sân khấu, trở thành Chủ tịch đầu tiên của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam (1957 - 1977). Ông được coi là một người tiên phong, không chỉ trong phong trào Thơ mới, trong lĩnh vực văn chương trinh thám, kinh dị, đường rừng, mà còn là người có đóng góp rất lớn trong việc chuyên nghiệp hóa nghệ thuật biểu diễn kịch nói ở Việt Nam. Thế Lữ đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 1984 và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt II năm 2000.
    Cuộc đời Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ) là một cuộc đời lắm phong trần khổ ải. Cha ông tuy là một sếp ga xe lửa tuyến Thanh Hoá - Lạng Sơn đấy, nhưng ông lại là đứa con của một cuộc tình lãng mạn của người cha với cô gái gốc thành Nam ở Hải Phòng. Bởi sự trái ngang vợ này con nọ, nên ngay từ bé, ông đã bị dứt ra khỏi vú mẹ để lên Lạng Sơn sống với bà nội, cha và u (vợ cả của cha). Mười năm nhớ thương người mẹ đẻ và cho đến mãi sau này tình thương nhớ ấy vẫn không nguôi cạn trong cậu Gầy (tên gọi Thế Lữ một cách thân thương).
    Những ngày tháng buồn thương ấy đã để lại vết thương lòng quá lớn nơi tâm hồn chàng thiếu niên. Mỗi năm mấy lần mẹ lên Lạng Sơn thăm nhưng chỉ được vài bữa lại phải ra ga trở về Hải Phòng, để lại đứa con bé bỏng nước mắt giàn giụa phủ phục xuống thanh sắt lạnh đường ray xe lửa nhìn theo con tàu chở mẹ đi xa... Mãi đến năm 11 tuổi, Thế Lữ mới được trở về với người mẹ của mình. Xứ Lạng trong ông là miền đất cho ông cái cảm giác đầu đời lãng mạn hoang dã với ấn tượng "hoa hồng ngây thơ"…
    Ai hay trong cuộc đời sớm buồn thương ấy, Thế Lữ bắt đầu nuôi giấc mơ lãng mạn. Người phải lòng cái đẹp hồng trần: "Tôi chỉ là một khách tình si/ Ham vẻ đẹp muôn hình muôn vẻ/ Mượn cây bút nàng ly tao tôi vẽ/ Mượn cây đàn ngàn phím tôi ca…(Cây đàn muôn điệu). Vừa qua tuổi hoa niên, bỏ lại Hải Phòng, bỏ lại người mẹ nơi ấy, ông lên Hà Nội bắt đầu chuyến lãng du đi tìm cái đẹp.
    Đang học Trường Mỹ thuật dở dang, người bỏ đi tìm vẻ đẹp khác nhiều hệ lụy nhưng có lẽ sẻ chia nhiều hơn, đó là văn chương. Người chính thức bước vào chốn văn chương từ khi còn tuổi thiếu niên theo mộng sông hồ: "Mũ lợt bốn phương trời sương nắng gội". Và "Rủ áo phong sương trên gác trọ/ Lặng nhìn thiên hạ đón xuân sang"…
    Cuộc đời đầy mặc cảm và lãng du ấy, Thế Lữ nghiêng về tư duy mĩ, duy cảm. Người đã tiếp thu ít nhiều văn hóa phương Tây để làm phương tiện chuyển tải cái đẹp trong sáng tác của mình. Thế Lữ chọn thơ trữ tình để làm cái nơi bày tỏ xúc cảm của mình trước cái đẹp thiêng lành trong chặng đầu săn đuổi cái đẹp giữa cuộc đời nhiều biến động…
    "Cảnh vĩ đại sóng nghiêng trời thác ngàn đổ" và "Nét mong manh thấp thoáng cánh hoa bay"… Đã có thời sau khi đọc báo Việt Nam hồn từ Pháp gửi về qua Hoàng Ngọc Phách, Nguyễn Hữu Tảo… ông tham gia nhóm cách mạng và hoạt động trong tổ chức Thanh niên Cách mạng đồng chí hội. Từng cùng ông Nguyễn Văn Linh và các nhân vật tham gia nhiều hoạt động ở Hải Phòng những năm trước 1928…
  • Zábava

Komentáře • 6

  • @QAKC
    @QAKC Před 2 lety +1

    Tôi thích bài thơ của ông :
    " Tôi tiễn anh ra tới tận thuyền
    Kéo dài thêm hạn cuộc tình duyên
    Anh đi tôi sẽ dời chân lại
    Tôi nhớ tình ta anh vội quên
    Thuyền khách đi rồi tôi vẫn chờ
    Lòng tôi theo lái tới phương mô
    Bâng khuâng trong cõi sầu vô hạn
    Không khóc bởi chưng nước mắt khô" ....
    Rất thích thơ ông.

  • @mytruong5560
    @mytruong5560 Před 2 lety +2

    Bài thơ Nhớ rừng

  • @Ntvkllozb
    @Ntvkllozb Před 8 měsíci

    Chợt nhớ

  • @mytruong5560
    @mytruong5560 Před 2 lety +1

    Nhớ rừng

  • @phuongdongdat
    @phuongdongdat Před rokem

    Quê quán ở đâu chẳng thấy nói đến?

    • @khanht7855
      @khanht7855 Před rokem +1

      Bác ấy quê Gia Lâm Hà Nội