KPI và BSC cực hay HOÀNG TRUNG DŨNG Phần 1

Sdílet
Vložit
  • čas přidán 5. 09. 2024
  • BSC và KPIs - Bộ công cụ đo lường hoàn hảo trong quản trị hiệu suất doanh nghiệp
    Balanced Scorecard - Thẻ điểm cân bằng là cách thức quản trị và lên kế hoạch chiến lược của tổ chức/doanh nghiệp, nó được sử dụng để định hướng các mục tiêu, hành động theo tầm nhìn và chiến lược đã định. Đồng thời, BSC còn giúp nhà lãnh đạo đưa ra được những chiến lược chi tiết và cụ thể xuống từng nhân viên. Tiếp đó, KPIs - Key Performance Indicators sẽ là công cụ đo lường hiệu quả công việc của từng người. Qua đó, lãnh đạo có thể dễ dàng đánh giá năng lực và định hướng công việc cho nhân viên của mình. Hay nói cách khác, KPIs giúp chiến lược của ban lãnh đạo được thực hiện theo đúng định hướng và hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.
    1. BSC và KPIs - Cầu nối kết hợp giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược lãnh đạo
    Chiến lược kinh doanh được đề cập ở dây có thể là các chiến lược sản phẩm; chiến lược dịch vụ; chiến lược tăng trưởng; chiến lược bán hàng; hoặcchiến lược marketing.
    Trong khi các nhà lãnh đạo thường lại chỉ quan tâm đến chiến lược mà mình đề ra, ít khi lưu ý đến những nhân viên - những con người sẽ trực tiếp thực hiện chiến lược đó. Họ tưởng rằng nếu họ chăm chỉ, nhiệt thành thực hiện thì cấp dưới cũng hết mình với trách nhiệm được giao. Nhưng thực tế không như vậy!
    2. Nguyên do doanh nghiệp Việt ứng dụng BSC và KPIs chưa hiệu quả
    Việc áp dụng hiệu quả công cụ BSC và KPIs trong quản trị doanh nghiệp Việt vẫn còn rất “non nớt”. Một số doanh nghiệp đã gặp thất bại và nguyên nhân chính là vì một số nguyên do sau:
    a. Thiếu chiến lược kinh doanh
    BSC và KPI bên cạnh vai trò là một công cụ quản lý hiệu suất, hệ thống này thực chất là một công cụ quản trị chiến lược, quản trị mục tiêu một cách xuyên suốt từ cấp cao nhất đến những vị trí thấp nhất trong một tổ chức. Để ứng dụng thành công BSC và KPIs, mỗi doanh nghiệp tất yếu phải có một chiến lược kinh doanh cụ thể dài hơi. Đây có lẽ là khâu yếu nhất tại nhiều doanh nghiệp Việt hiện nay.
    c. Ứng dụng BSC và KPIs nửa vời
    BSC và KPIs chính là một công cụ có hiệu quả đặc biệt trong việc gắn kết các mục tiêu trong cùng một tổ chức. Nhưng, trong các doanh nghiệp Việt, thông qua hệ thống KPI, các mục tiêu của công ty chỉ được truyền đạt tới đội ngũ quản lý cấp trung còn với đội ngũ nhân viên cấp dưới lại tiếp tục được sử dụng những hệ thống chỉ tiêu chung chung, thiếu tính đặc thù cho từng vị trí công tác.
    d. Thiếu quyết tâm khi ứng dụng BSC và KPIs
    Bất kỳ hệ thống nào cũng cần có thời gian để thử nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp đặc biệt là khi doanh nghiệp muốn thay đổi phương thức hoạt động của một tổ chức mà trong đó con người đóng vai trò trung tâm. Xây dựng lên bộ chỉ số KPI cho từng vị trí công tác đã khó, triển khai để nó mang lại hiệu quả cần cả một quá trình. Hãy dành đủ thời gian để hệ thống này phát huy tác dụng!
    e. Thiếu hệ thống thu thập thông tin
    BSC và KPIs một hệ thống quản trị chiến lược, quản trị mục tiêu hiệu suất của tổ chức. Nhìn vào hệ thống các chỉ tiêu, thông thường người ta chỉ nhìn thấy cái kết quả cuối cùng. Nhưng nếu chỉ nhìn nhận và triển khai áp dụng như vậy thì tất yếu việc ứng dụng BSC&KPI sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn.
    f. Thiếu sự phân cấp trong hoạt động
    Thói quen ôm đồm của người lãnh đạo doanh nghiệp sẽ gây ra khó khăn cho việc ứng dụng mọi công cụ quản trị trong đó có BSC và KPIs.
    Do đó, để triển khai và ứng dụng hiệu quả nhất bộ công cụ BSC và KPIs, các doanh nghiệp Việt sẽ cần phải chú ý đến 06 nguyên do được liệt kê ở trên, rút ra bài học, tuân theo quy trình chuẩn chỉ. Với những doanh nghiệp đã áp dụng hai công cụ hiện đại này, hiệu quả công việc sẽ được thể hiện rõ rệt qua thái độ và ý thức làm việc của nhân viên.

Komentáře •