Tưng bừng lễ rước nữ tướng Lê Chân (Hải Phòng)

Sdílet
Vložit
  • čas přidán 16. 03. 2024
  • #haiphong #2024 #dulich
    Theo thần tích, Nữ tướng Lê Chân nguyên quán ở xã An Biên, huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn, xứ Hải Dương (nay là xã Thủy An, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh). Bà sinh vào khoảng đầu Công nguyên, trong một gia đình có truyền thống dạy học, làm thuốc. Bố là ông Lê Đạo, mẹ là bà Trần Thị Châu, ông bà thường xuyên làm việc thiện tu nhân tích đức. Bà lớn lên, thông minh tài sắc vẹn toàn.
    Viên quan cai trị nhà Hán là Tô Định thời đó đòi lấy làm tì thiếp, nhưng đã bị bà từ chối nên đã oán giận đã sát hại cha bà. Bà ôm mối thù cha, tìm phương rửa hận, thề không đội trời chung với Tô Định. Sau khi đi thị sát, bà phát hiện ở vùng ven biển có nhiều sông rạch tạo thành các đường thủy nối liền, lòng mừng thầm, nghĩ được trời ban cho nơi che chở. Bà trở về quê cùng người thân đến khai khẩn vùng đất mới, lập nên một làng ven sông gọi là làng Vẻn.
    Nhớ quê nhà, bà bèn lấy tên quê gốc để đặt tên cho vùng đất mới: Trang An Biên, lại mở một chợ ở bên sông để tiện việc mua bán.
    Tại đây bà thu nạp những người có hoàn cảnh giống như bà và tích cực chiêu mộ binh sĩ, chờ đợi thời cơ để trả thù nước, rửa hận nhà.
    Lúc ấy ở đạo Sơn Tây có hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị đang phát hịch kêu gọi tướng sĩ khắp nơi khởi nghĩa giết giặc Tô Định. Lê Chân được tin, lập tức lựa chọn hơn 100 binh sĩ thân tín, kéo về Sơn Tây. Trưng Trắc thấy diện mạo khác thường, có chí khí nên đã rất ưng ý và phong cho bà là Thánh Chân Công Chúa, đem quân cùng Bình Khôi Công Chúa Trưng Nhị tiến đánh Tô Định. Tô Định thua to, trốn về Bắc quốc, nước Nam bình định, Trưng Trắc xưng vua, khao thưởng quân sĩ, ban khen công thần. Thánh Chân Công chúa được phong là Chưởng quản binh quyền lĩnh ấn Trấn Đông Đại tướng quân, thống lĩnh đạo quân Nam Hải phòng thủ miền biển, sai đem binh mã về trang An Biên dựng đồn binh đề phòng giặc Bắc quay trở lại xâm lược.
    Khi trở về làng, bà đã dựng đồn, tăng cường chiêu mộ binh sĩ, xuất tiền tài chẩn cấp cho dân. Người dân nơi đây có cuộc sống ấm no, bình yên, ai ai cũng đội ơn và kính yêu bà như cha mẹ.
    Sau thất bại, vua Hán sai tướng tài Mã Viện đem quân thuỷ bộ theo đường đông bắc sang đánh, Lê Chân chỉ huy quân chặn giặc, gây cho chúng nhiều thiệt hại. Nhưng do chênh lệch lực lượng, bà phải lui binh về bảo vệ Mê Linh. Sau khi phòng tuyến Cấm Khê vỡ, hai bà Trưng tự tận, Lê Chân phải rút quân vào vùng núi Lạt Sơn (thuộc Hà Nam bây giờ), lập căn cứ chống giặc. Mã Viện sai quân vây chặt căn cứ, chặn đường tiếp tế lương thực. Thế cùng lực tận, Nữ tướng đã gieo mình xuống núi Giát Dâu tuẫn tiết.
    Dân làng An Biên được Lê Chân báo mộng lập miếu thờ “An Biên cổ miếu” (đền Nghè ngày nay). Cũng từ đó, bà được tôn làm Thành hoàng trang An Biên và được ban thần hiệu Nam Hải Uy Linh Thánh Chân công chúa.

Komentáře •