KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA- PHẨM "THƯỜNG BẤT KHINH BỒ TÁT" THỨ 20 (+ 21 + 22)

Sdílet
Vložit
  • čas přidán 28. 08. 2024
  • Thời kinh tối: 03-07-2024.
    Kinh Diệu Pháp Liên Hoa- HT. Thích Trí Tịnh dịch.
    Phẩm thứ 20: Thường Bất Khinh Bồ-tát.
    Phẩm thứ 21: Như Lai Thần Lực.
    Phẩm thứ 22: Chúc lụy.
    ☘️ Đôi chút suy ngẫm ☘️
    Bồ-tát Thường Bất Khinh chính là tiền thân của Đức Phật Thích Ca. Ngài tinh chuyên nhắc nhở không mệt mỏi cho mọi người rằng tất cả đều có tri kiến Phật, đều có hạt giống bồ đề tâm Phật, tức là khả năng trở thành Phật, đây là thông điệp Pháp Hoa. Nhưng nghiệt ngã thay, Ngài thường bị đại chúng xua đuổi, khinh miệt, đánh mắng, làm sao họ chấp nhận được, một người không trì tụng kinh điển, không thiền tọa như vậy, lại đi "thọ ký" cho mình, đúng không đọc giả ?
    Nhờ kiên trì tu theo tinh thần Pháp Hoa như thế, khi mạng chung, Ngài nghe thấy ở giữa hư không hai mươi nghìn muôn ức bài kệ kinh Pháp Hoa của Đức Phật Oai Âm Vương thuở trước đã nói, Ngài đạt được lục căn thanh tịnh và sống thêm hai trăm muôn ức na-do-tha tuổi nữa để rộng vì người khác nói Pháp Hoa.
    🌸
    Là một hành giả Pháp Hoa, con có thế nhìn tấm gương của Bồ tát Thường Bất Khinh mà soi sáng, từng ngày thâm nhập kinh tạng, lần lần chuyển đổi thân tâm, không hướng ngoại với đổi thay, không bực tức với sai trái của cuộc đời. Nghe mà không trụ vào tiếng nào thì nhĩ căn thanh tịnh. Thấy tất cả, không trụ vào sắc gì hết thì nhãn căn thanh tịnh... Sáu căn tuần tự mà thanh tịnh trang nghiêm, luôn luôn đầy đủ ánh sáng tri kiến Phật.
    🎋
    Các Bồ Tát từ dưới lòng đất vọt lên (Tùng địa dũng xuất) đối trước Phật phát nguyện xin trì kinh Pháp Hoa sau khi Người diệt độ và được Phật chấp thuận. Bởi lẽ các vị Bồ tát Tùng địa dũng xuất là Bồ tát xuất thân từ Ta bà, sống ở Ta bà mới hiểu rõ tâm tánh chúng sanh Ta bà thì mới giáo hóa được họ, các Ngài gìn giữ tạng pháp một cách siêu hình khó tin khó hiểu. Chỉ cần tâm trí của những hành giả Pháp Hoa có Phật, khi ấy Bồ tát Tùng địa dũng xuất, các Ngài sẽ luôn luôn có mặt, hiện tiền không khi nào gián đoạn, khiến chúng ta nghe thấy Pháp Âm của Đức Phật, hộ trì ta tăng tiến đạo hạnh. Nơi nào có ngừơi đọc tụng, thọ trì, biên chép, diễn nói Kinh Pháp Hoa, thì dù là Tăng phường hay rừng cây vắng vẻ, nơi đó chính là Đạo tràng, ở chỗ ấy, các Ngài đạt Vô thượng Chánh giác, ở chỗ ấy các Ngài chuyển pháp luân.
    🪐
    Sau đó, Đức Phật liền hiển bày thần lực bất khả tư nghì của mình.
    Tướng lưỡi rộng dài đến Trời Phạm Thế nhằm nói lên sức thuyết phục của Phật thật vô cùng vô tận.
    Tướng lỗ chân lông phóng ra ánh sáng chiếu khắp mười phương. Hình ảnh Người giáo hóa chúng sanh một cách nhẹ nhàng trong từng cử chỉ hành vi đạo hạnh trọn lành.
    Tướng thứ ba là các Đức Phật đồng làm một việc tằng hắng và khảy móng tay, thế giới cho đến Trời Phạm Thiên đều vang động.
    Tướng thứ tư là trong mười phương thế giới đều thấy Phật và phân thân của Ngừơi cùng tháp Đa Bảo quy tựu về dự hội Pháp Hoa.
    ...
    Tóm lại, Đức Phật phô diễn thần lực thể hiện đầy đủ ý nghĩa tam chuyển pháp luân : thân chuyển, khẩu chuyển và ý chuyển.
    🪔
    Lụy là buồn. Chúc lụy là giao phó, là dặn dò, là ủy thác.
    Phật không nói rõ pháp khó gặp là pháp gì, và con cũng chưa hiểu được điều Người truyền trao cụ thể là gì, con chỉ có thể căn cứ vào đoạn kinh để phát hiện pháp Người đã chứng được : “Đức Như Lai có lòng từ bi lớn, không có tính bỏn sẻn cũng không sợ sệt, có thể cho chúng sanh trí tuệ của Phật, trí tuệ của Như Lai, trí tuệ tự nhiên”.
    Trong những người đui mù không Đạo sư, chúng con là những người may mắn được thọ trì kinh Pháp Hoa, kết duyên được với kinh Pháp Hoa, đó là phước phần lớn, bởi vì tất cả tạng bí yếu đều nằm trọn trong bộ kinh này.
    ☸️
    NAM MÔ PHÁP HOA HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT.
    🙏🏻🙏🏻🙏🏻
    Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ về email: thuminhdo1997@gmail.com

Komentáře •