Hiilee Talk DÁM HỎI: "Sư Minh Tuệ" có thật sự đang tu theo Phật không?

Sdílet
Vložit
  • čas přidán 31. 07. 2024
  • Bạn dám hỏi, Hiilee Talk dám bàn!
    Mỗi ngày trôi qua, chúng ta tiếp nhận rất nhiều luồng thông tin, những sự kiện mới, các trào lưu lạ và không dễ để biết được đâu là thật - giả, đúng - sai. Sau mỗi câu chuyện, chúng ta thường nảy sinh nhiều thắc mắc nhưng chưa biết bàn luận cùng ai.
    Hiilee Talk là chuỗi các buổi trò chuyện chuyên bàn sâu về những câu hỏi hóc búa, những chủ đề mà các Hiilee quan tâm, từ đó cùng rút ra những bài học để chúng ta ngày càng hạnh phúc vẹn toàn hơn.
    Câu hỏi đang rất được quan tâm hiện nay là "sư Minh Tuệ" có thật sự đang tu theo Phật không khi vị này xác nhận mình không tu ở chùa nào?
    Cùng xem buổi trò chuyện này và để lại comment thảo luận để tìm câu trả lời cho mình nhé!
    0:00 Mở đầu
    0:39 Cơ sở để bàn về sự kiện của "sư Minh Tuệ" là gì?
    4:00 Các góc nhìn về sự kiện "sư Minh Tuệ" từ thông tin trên internet
    7:30 Như thế nào thì gọi là “Sư”?
    16:08 Như thế nào là học Phật?
    22:45 Ai có thể xác nhận sự học của mình?
    30:55 “Sư Minh Tuệ” có học Phật hay không?
    41:30 Làm thế nào để tìm được người xác nhận cho mình khi học Phật?
    #suminhtue #hiilee6pr #hiileetalk #thegioihiilee #hiileewworld #hanhphucventoan
    Hình ảnh minh hoạ về "sư Minh Tuệ" được lấy từ nguồn báo mạng được chụp ngày 17/5 khi ông dừng chân nghỉ tại một bãi đất trống ở xã Cẩm Thịnh (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) do Vietnamnet.vn đăng tải.
  • Zábava

Komentáře • 49

  • @Hiileeworld
    @Hiileeworld  Před 2 měsíci

    QUÀ TẶNG ĐẶC BIỆT trong tuần, từ 22/5 đến 28/5:
    Nhận ngay 1 quyển sách HIILEE-6PR hoặc 1 phiên coaching 1-1 (90 phút online hoặc offline) về hạnh phúc vẹn toàn cho bản thân, gia đình và sự nghiệp khi bạn làm 3 việc đơn giản sau:
    1. Like clip này và subscribe kênh CZcams Hiileeworld
    2. Comment Tỏ lòng 3-2-1 sau khi xem clip:
    - 3 cảm xúc
    - 2 điều bạn đạt được
    - 1 điều bạn muốn trọn vẹn hơn
    3. Comment quà tặng bạn chọn!
    Tìm hiểu thêm về quà tặng: www.selfhiil.com

  • @leduyduc
    @leduyduc Před 2 měsíci

    Câu hỏi "làm sao biết mình có đang hiểu đúng ý Phật không?" và gợi ý 2 pháp môn Trình Pháp và Trình kiến giải rất hay!

  • @tuyettran8436
    @tuyettran8436 Před měsícem

    rất dũng cảm 2 bạn, hay và dễ thương lắm,

  • @Hiileeworld
    @Hiileeworld  Před 2 měsíci

    0:00 Mở đầu
    0:39 Cơ sở để bàn về sự kiện của "sư Minh Tuệ" là gì?
    4:00 Các góc nhìn về sự kiện "sư Minh Tuệ" từ thông tin trên internet
    7:30 Như thế nào thì gọi là “Sư”?
    16:08 Như thế nào là học Phật?
    22:45 Ai có thể xác nhận sự học của mình?
    30:55 “Sư Minh Tuệ” có học Phật hay không?
    41:30 Làm thế nào để tìm được người xác nhận cho mình khi học Phật?

  • @vientran1186
    @vientran1186 Před 2 měsíci

    Tỏ lòng sau khi xem clip:
    Cảm xúc: mắc cừoi chữ ‘học mót’, liên tưởng tới việc lụm được một mẩu kiến thức nghĩ là bí kíp, hợp với mình và tự cho là đúng, không quan tâm cọ sát chứng thực với ai; hoan nghênh cách khai thác sự kiện nóng, không phải khai thác cá nhân; giật mình coi lại mình vì toàn nghe review trước theo dõi diễn biến sự kiện
    Đạt được: tiếp nhận góc nhìn mới về việc học chung chung, ko riêng gì học đạo; nảy góc nhìn mới về việc kiên trì làm việc gì đó, có ngày được nhiều ngừoi biết đến, phải trái đúng sai tính riêng
    Điều trọn vẹn hơn là: theo dõi sự kiện ngay

    • @Hiileeworld
      @Hiileeworld  Před 2 měsíci

      Tỏ lòng của bạn thú vị quá! Kênh đang có chương trình quà tặng đặc biệt dành tặng các bạn tỏ lòng 3-2-1, like video này và subscribe kênh. Quà tặng là 1 quyển sách HIILEE-6PR hoặc 1 phiên coaching 1-1 90 phút online/offline 🎉🎉🎉
      Nếu bạn đã like và subscribe kênh thì đừng quên comment món quà bạn muốn nhận nhé ❤🎉❤🎉

  • @Hiileeworld
    @Hiileeworld  Před 2 měsíci

    Bạn muốn học cùng chuyên gia và có cộng đồng để phản biện, phát triển bản thân để ngày càng hạnh phúc vẹn toàn hơn? Tìm hiểu thông tin tại www.selfhiil.com

  •  Před 2 měsíci

    Theo mình quan trọng nhất là đặt câu hỏi đúng thì sẽ dẫn tới câu trả lời đúng, một khi đã đặt câu hỏi sai hay có một thắc mắc sai, ví dụ bạn hỏi "phản biện nào dẫn đến giác ngộ" cũng đồng thời xác nhận rằng những phản biện có thể dẫn đến giác ngộ, vậy bạn căn cứ vào đâu để kết luận rằng "phản biện" có thể dẫn tới giác ngộ? Nếu có thể hi vọng bạn trích dẫn kinh điển trong tạng Nikaya hoặc Agama để dẫn chứng.
    Mình xin đính chính cùng bạn chỗ này một chút. Theo mình được biết thì không phải các loại phản biện nào để đưa đến giác ngộ, mà giác ngộ là hành trình dấn thân trên lộ trình Bát Chánh Đạo, Lộ trình Giới - định - tuệ, Tứ Niệm Xứ, vượt qua các chướng ngại (triền cái) Xả ly, ly tham, đoạn dục để đi tới sự giác ngộ, giải thoát cuối cùng. (khái niệm "giác ngộ" theo ý nghĩa Phật giáo tức hành giả phát sinh các tuệ cắt đứt lậu hoặc, kiết sức chạm đến Niết-bàn tịch tĩnh, vắng lặng không còn phiền não). Giác ngộ không phải trạng thái đột nhiên bừng tỉnh, bộc phát, nó là từ cạn tới sâu, có lộ trình đàng hoàng. - (1) Giống như là biển cả dốc xuống dần dần, và nghiêng xuống từ từ, chứ không phải đột ngột dốc xuống thẳng tắp như vực thẳm; Pahārāda, cũng như thế về Giáo Pháp và Giới Luật: đây là một sự huấn luyện, thực tập dần dần, rồi tiến bộ từ từ; vì không có cách nào hiểu rõ một cách đột ngột chân lý tột cùng. [Thí Dụ Về Biển Cả, Kinh Tăng Chi Bộ]
    Mình thích việc đặt câu hỏi và có tinh thần phản biện, nhưng mình nghĩ rằng việc có kiến thức nền để đặt câu hỏi sẽ khiến vấn đề được sáng tỏ và đi đúng trọng tâm hơn. Việc thiếu kiến thức cơ bản sẽ khiến sai lệch trọng tâm chủ đề mà các bạn đang triển khai. Sẽ rất bổ ích nếu các bạn dành thêm thời gian nghiên cứu Kinh và Luật của Đức Phật trước khi bàn luận hay phản biện những lĩnh vực xung quanh Giáo Pháp.
    Trong truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy, mỗi khi giảng nói bất kỳ điều gì liên quan đến Giáo Pháp thì giảng sư hay những người bàn luận phải y cứ trên Kinh và Luật cùng các bộ Chú Giải được kết tập, thậm chí phải dẫn chứng bằng kinh văn gốc bằng tiếng Pali, truyền thống này khiến cho giáo pháp không bị tam sao thất bản, bẻ cong câu chữ và ý nghĩa.
    Còn vấn đề hội nhóm, chúng ta nên biết Giáo Hội Phật Giáo VN là một tổ chức chính trị thế tục, nó không và chưa bao giờ đại diện cho Tăng Bảo. Bởi lẽ có rất nhiều tu sĩ của Giáo Hội này không giữ giới theo Tạng Luật, sự vận hành của nó nằm trong quản lý của nhà nước, bởi vậy nó là một tổ chức thế tục chứ không mang nhiều ý nghĩa về Đạo Pháp như cái tên của chính nó.
    Bởi lẽ có rất nhiều tu sĩ của Giáo Hội PGVN không hề giữ đầy đủ giới luật theo Luật Tạng nhưng vẫn được họ công nhận là một tu sĩ, nhưng thực tế xét theo phẩm hạnh sa môn, chẳng hạn như giới không sờ chạm vào tiền bạc, nhiều, rất nhiều tu sĩ đó không có phẩm hạnh của Tỷ Kheo, không mang trên mình vai trò của một Tăng sĩ Phật Giáo (Lấy Kinh và Luật làm thầy), họ không phải một tỷ kheo Tăng nhưng lại là tu sĩ của GHPGVN. Chuyện này chúng ta cần phải tách bạch rõ ràng.
    Chẳng hạn như Sư Ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh không phải thành viên của Giáo Hội này thế nhưng Sư Ông vẫn là một Tỷ Kheo Tăng. Vậy thì việc để công nhận một vị có phải là tu sĩ Phật giáo, tỷ khưu hay không dựa trên Luật của Đức Phật chứ không phải Luật của GHPGVN.

    • @Hiileeworld
      @Hiileeworld  Před 2 měsíci

      Cảm ơn bạn đã dành thời gian chia sẻ một ý kiến dài đề cập đến nhiều khía cạnh của sự việc mà không đi theo hướng công kích cá nhân nên tụi mình cảm thấy rất vui và có hứng thú thảo luận tiếp.
      Đầu tiên là về “Theo mình quan trọng nhất là đặt câu hỏi đúng thì sẽ dẫn tới câu trả lời đúng, một khi đã đặt câu hỏi sai hay có một thắc mắc sai, ví dụ bạn hỏi "phản biện nào dẫn đến giác ngộ" cũng đồng thời xác nhận rằng những phản biện có thể dẫn đến giác ngộ, vậy bạn căn cứ vào đâu để kết luận rằng "phản biện" có thể dẫn tới giác ngộ? Nếu có thể hi vọng bạn trích dẫn kinh điển trong tạng Nikaya hoặc Agama để dẫn chứng”
      Tụi mình chưa tìm được một bài kinh nào của Đức Phật nói trực tiếp câu “phản biện có thể dẫn đến giác ngộ”, nhưng tụi mình đã đọc được hai bài kinh tán thán và không bác bỏ việc đặt câu hỏi phản biện trên hành trình tu tập. Từ đó tụi mình thấy rằng việc phản biện có thể hỗ trợ rất tốt trên hành trình đi đến giác ngộ. Xin được chia sẻ với bạn 2 đoạn kinh:
      ĐOẠN 1:
      Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Thế nào là hai? Hội chúng được huấn luyện trong khoa trương, không được huấn luyện trong chất vấn và hội chúng được huấn luyện trong chất vấn, không được huấn luyện trong khoa trương. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng được huấn luyện trong khoa trương, không được huấn luyện trong chất vấn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các Tỷ-kheo đối với các kinh điển do Như Lai tuyên thuyết, thâm sâu, ý nghĩa sâu kín, siêu thế, liên hệ đến không, khi các kinh điển ấy được thuyết giảng, họ không khéo nghe, không lóng tai, không an trú tâm để hiểu biết chúng, không nghĩ rằng các pháp ấy cần phải lãnh thọ, cần phải học thuộc lòng. Nhưng đối với các kinh điển thi văn do thi sĩ làm ra, với các nguyên âm hoa mỹ, với các phụ âm hoa mỹ, các kinh thuộc ngoại giáo, được các đệ tử ngoại giáo nói lên, khi các kinh điển ấy được thuyết giảng, họ khéo nghe, họ lóng tai, họ an trú tâm để hiểu biết chúng, họ nghĩ rằng các pháp ấy cần phải lãnh thọ, cần phải học thuộc lòng. Và sau khi học thuộc lòng các pháp ấy, họ không hỏi đi hỏi lại cùng nhau, không có mở rộng ra để thảo luận với những câu hỏi như: "Cái này là gì? Thế nào là ý nghĩa của cái này?" Họ không mở rộng những gì được che kín, hạng không phơi bày những gì không được phơi bày, họ không giải nghi về những điểm nghi vấn trong Chánh pháp. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng được huấn luyện trong khoa trương, không được huấn luyện trong chất vấn.
      Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hội chúng được huấn luyện trong chất vấn, không được huấn luyện trong khoa trương? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tại hội chúng nào, các Tỷ-kheo đối với các kinh điển thi văn do thi sĩ làm ra, với các nguyên âm hoa mỹ, với các phụ âm hoa mỹ, các kinh thuộc ngoại giáo, được các đệ tử ngoại giáo nói lên, khi các kinh điển ấy được thuyết giảng, họ không khéo nghe, họ không lóng tai, họ không an trú tâm để hiểu biết chúng, họ không nghĩ rằng các pháp ấy cần phải lãnh thọ, cần phải học thuộc lòng. Nhưng đối với các kinh điển do Như Lai tuyên thuyết, thâm sâu, ý nghĩa sâu kín, siêu thế, liên hệ đến không, khi các kinh điển ấy được thuyết giảng, họ khéo nghe, lóng tai, họ an trú tâm để hiểu biết chúng, họ nghĩ rằng các pháp ấy cần phải lãnh thọ, cần phải học thuộc lòng. Và sau khi học thuộc lòng các pháp ấy, họ hỏi đi hỏi lại cùng nhau, họ mở rộng ra để thảo luận với những câu hỏi như sau : "Cái này là gì? Thế nào là ý nghĩa của cái này?" Họ mở rộng những gì được che kín, họ phơi bày những gì không được phơi bày, họ giải nghi về các điểm nghi vấn trong Chánh pháp. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hội chúng được huấn luyện trong chất vấn, không được huấn luyện trong khoa trương.
      Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Hội chúng tối thắng trong hai hội chúng này, này các Tỷ-kheo, tức là hội chúng được huấn luyện trong chất vấn, không được huấn luyện trong khoa trương.
      (Trích từ phẩm Hội Chúng, Kinh Tăng Chi bộ: Link: www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi02-0517.htm)
      ĐOẠN 2:
      Rồi những người Kâlâma đi đến nơi Thế Tôn. Khi đến nơi, có người kính lễ Thế Tôn rồi ngồi một bên; có người nói với Thế Tôn những lời chào hỏi, và sau khi chào hỏi thân hữu rồi ngồi một bên; có người chắp tay vái chào rồi ngồi một bên; có người xưng tên họ rồi ngồi một bên; có người im lặng ngồi một bên. Sau khi ngồi xuống, những người Kâlâma ở Kesaputta bạch Thế Tôn:
      - Bạch Thế Tôn, có một số Sa môn, Bà la môn đến Kesaputta. Họ thuyết minh và phát huy giáo lý của mình mà bài xích, khinh miệt, chê bai và xuyên tạc giáo lý người khác. Và bạch Thế Tôn, có một số Sa môn, Bà la môn cũng đến Kesaputta, họ thuyết minh, phát huy giáo lý của mình mà bài xích, khinh miệt, chê bai và xuyên tạc giáo lý người khác. Ðối với họ, bạch Thế Tôn, chúng con có điều nghi ngờ, phân vân: "Trong những Sa môn này, ai nói thật, ai nói dối?"
      Ðiều nên từ bỏ
      - Này các người Kâlâma, đương nhiên phải nghi ngờ, đương nhiên phải phân vân. Ðối với điều đang nghi ngờ thì phân vân khởi lên.
      Này các người Kâlâma, đừng tin vì nghe nói lại, đừng tin vì theo phong tục, đừng tin vì nghe tin đồn, đừng tin vì kinh điển truyền tụng, đừng tin vì lý luận, đừng tin vì công thức, đừng tin vì có suy tư đầy đủ về những dữ kiện, đừng tin vì có thẩm sát và chấp nhận lý thuyết, đừng tin vì thấy thích hợp, đừng tin vì Sa môn (2) là thầy mình.
      Nhưng này các người Kâlâma, khi nào các người tự biết rõ: Các pháp này là bất thiện, các pháp này là đáng chê, các pháp này bị người trí chỉ trích, các pháp này nếu được thực hiện, chấp nhận thì dẫn đến bất hạnh khổ đau; thời này các người Kâlâma, các người hãy từ bỏ chúng đi.
      .
      .
      .
      Ðiều nên chấp nhận
      - Này các người Kâlâma, đừng tin vì nghe nói lại, đừng tin vì theo phong tục, đừng tin vì nghe tin đồn, đừng tin vì kinh điển truyền tụng, đừng tin vì lý luận, đừng tin vì công thức, đừng tin vì có suy tư đầy đủ về những dữ kiện, đừng tin vì có thẩm sát và chấp nhận lý thuyết, đừng tin vì thấy thích hợp, đừng tin vì Sa môn là thầy mình.
      Nhưng này các người Kâlâma, khi nào các người tự biết rõ: Các pháp này là thiện,các pháp này là không đáng chê, các pháp này được người trí khen ngợi, các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận thì dẫn đến hạnh phúc an vui, thời này các người Kâlâma, các người hãy đạt đến và an trú.
      (Trích từ Bài Kinh Kalama. Link: www.budsas.org/uni/u-vbud/vbkin118.htm)
      Cả hai bài kinh này đều khuyến khích sự thắc mắc, suy tư, phản biện để tự mình làm sáng tỏ pháp nào nên theo, nên không theo. Sau khi tụi mình thắc mắc, suy tư, phản biện thì sáng tỏ ra khi mình phản biện thì sẽ giúp nhanh phát hiện và loại bỏ ảo tưởng của mình hơn nên đã chọn an trú pháp này.
      Cảm ơn bạn đã giới thiệu cho mình bài kinh Thí dụ về Biển Cả và đưa ra các góc nhìn về vai trò của Giáo Hội. Tụi mình sẽ tham khảo để tìm hiểu tiếp. Mong là sẽ được thảo luận với bạn tiếp khi tụi mình chia sẻ những góc nhìn sau này. Hoan hỉ.

    •  Před 2 měsíci

      ​@@Hiileeworld Điều này thì mình hoàn toàn đồng tình, mình cũng rất hoan nghênh tinh thần phản biện, tự phản để tìm ra sự thật. Hơi đáng tiếc bởi vì câu trả lời của mình nằm trong một comment khác khi mọi người đang cùng thảo luận về vấn đề này.
      @khoanguyendinh8309 "Những cái hiểu thông qua phản biện khó đạt đến trạng thái ngộ đạo, trừ khi bạn may mắn có duyên gặp được vị sư phụ đã đạt trạng thái ngộ. Cái biết của những vị ngộ đạo rất khác vì họ đã khải mở được tri tuệ phật thấy được bản chất của sự vật hiện tượng như nó vốn là mà không cần phải tranh luận. Minh Tuệ theo tôi là một vị chân tu mong muốn đạt được trí tuệ Phật thông qua một Pháp môn khổ hạnh, tại sao ngài chọn pháp môn này, đó là vì muốn đạt trí tuệ Phật thì phải trả hết nghiệp, muốn trả hết nghiệp thì phải chịu khổ, càng chịu khổ nhiều càng nhanh trả hết nghiệp. Khi trả hết nghiệp thì tâm trí sẽ nhẹ nhàng cộng với quá trình thiền định quay vào bên trong, con người ta sẽ dần đạt trạng thái ngộ.
      @Hiileeworld Cảm ơn chia sẻ của bạn. Điều bạn chia sẻ làm mình nảy sinh thắc mắc là: vì sao trước khi ngộ Đạo, thái tử Tất Đạt Đa nảy sinh rất nhiều thắc mắc? và sau khi ngộ Đạo, Đức Thế Tôn cũng đặt câu hỏi phản biện cho rất nhiều người và có rất nhiều người ngộ ra sau khi trả lời các câu hỏi đó. Vậy loại phản biện nào giúp đưa đến giác ngộ? Loại phản biện nào khó đưa đến giác ngộ? Hy vọng chúng ta sẽ sớm thảo luận về câu hỏi này trong một tương lai gần"
      Câu trả lời của mình nằm trong thảo luận chung này của mọi người. Vậy nên ý nghĩa mà mình nêu ra đó là không có bất kỳ một phương pháp đơn thuần nào có thể dẫn tới sự giác ngộ.
      Có lẽ chúng ta hay lầm tưởng rằng Phật giáo có 84000 Pháp Môn, tức là 84000 cánh cổng mà đi qua bất kỳ một trong 84000 cánh cổng này đều dẫn tới sự giải thoát, giác ngộ.
      Thực tế thì từ 84000 pháp môn - 84000 dhammakhandha - từ này các dịch giả của TQ đã dịch sai, từ khandha không có nghĩa là môn, chi, cánh cửa mà nó có nghĩa là uẩn, trồng lấp lên nhau. Giống như ngũ uẩn (panca-khandha) thì không một uẩn nào như Sắc, thọ, tưởng, hành, thức độc lập tạo nên một chúng sinh, mà phải có tổ hợp của cả 5 uẩn ấy cấu hợp, chúng ta gọi tổ hợp uẩn đó là một chúng sinh. [Trong cả kinh văn Pali và Sankrit đều chỉ ghi nhận từ tương ưng là dhammakhanda - dharmaskandha]
      Vậy thì "84000 dhammakhandha" cần được hiểu là 84000 pháp uẩn, giáo pháp có rất nhiều pháp uẩn trong kho tàng đồ sộ và con số 84000 để minh họa cho số lượng nhiều vô kể đó. Không phải chỉ giữ giới không có thể đưa đến giác ngộ, hay chỉ thông qua phản biện có thể đưa đến sự giác ngộ, nó là một lộ trình từ cạn tới sâu, mà Đạo Đế đã chỉ ra những gì cần thiết nhất (37 phẩm trợ đạo, tứ thần túc, ngũ căn, ngũ lực, bảy giác chi....), tất cả kinh tạng chỉ xoay quanh để minh giải hơn cho vấn đề này cũng như bổ trợ các pháp uẩn cho hành giả đi trên con đường dẫn tới sự giải thoát, xả ly, đoạn diệt.
      Ở đây chúng ta cần làm sáng tỏ thêm khái niệm đang cùng bàn luận đến để tránh mỗi người hiểu theo một ý. Vậy thì từ "giác ngộ" mà mình đang muốn nói đến:
      Giác ngộ (bodhi) ám chỉ trạng thái tỉnh thức.
      Giải thoát, cắt đứt khỏi các lậu hoặc kiết sử, đạt đến sự giác ngộ.
      Hay giác ngộ ở đây mang ý nghĩa là biết thêm một khía cạnh mới mẻ, có một hướng đi đúng đắn bổ trợ cho việc tu tập để đi đến giác ngộ? Nếu đây chỉ là một pháp bổ trợ thì mình hoàn toàn hoan nghênh và đồng tình, bởi lẽ việc tự phản biện giúp chúng ta có khả năng rà soát lại những gì mình đã học, và thử sai nhiều lần để biết mình có đi đúng hướng hay không, nó cần thiết và phải được duy trì liên tục trong quá trình học tập, tu học. Nhưng nếu cho rằng đây là một pháp môn, tức là một cánh cửa duy nhất, chỉ cần thông qua nó có thể đạt đến giác ngộ thì mình không đồng tình như phản biện trên của mình. [Giác ngộ không phải một trạng thái bừng tỉnh, nó có thứ lớp, từ cạn vào sâu và hành giả phải thực sự dấn thân trên lộ trình trung đạo]
      Nó là một tinh thần cần thiết, bởi vì tu học là đi tìm sự thật, dũng mãnh nhìn lại cả những gì chúng ta luôn tin là chắc thật, đem ra áp dụng, so sánh, phản biện để xem nó có "thực hiện và chấp nhận thì dẫn đến hạnh phúc an vui" (Kinh Kalama) hay không. Nhưng cũng không nên quá xa đà vào sự tranh luận thông thường bởi vì sự thật không thể tìm thấy qua tư duy logic mà nó là một kinh nghiệm tới từ trực giác tâm linh thông qua sự tu học có lộ trình, bổ trợ lẫn nhau như luận điểm mà mình đã đưa ra.
      Kinh Sư Tử Hống (Trung A-hàm, 24) tóm tắt hành trình tu tập của vị Tỳ-kheo như sau:
      "Do nhiếp phục năm triền cái, hành giả chứng đắc Sơ thiền. Từ Sơ thiền, hành giả tu tập để chứng Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền. Từ Tứ thiền, hành giả chuyên thâm tu tập Vô ngã, Vô thường, loại trừ mười kiết sử, và tùy theo số chi phần kiết sử được đoạn trừ, hành giả lần lượt chứng đạt Bốn Thánh quả"
      Sadhu, thật lành thay.

  • @trungpham322
    @trungpham322 Před 2 měsíci

    Tất cả những kiến thức biết được, học được từ sách vở cuối cùng cũng là những điều vay mượn. Trong Phật giáo đề cao sự chứng ngộ vì đó mới thật sự là của riêng của mỗi người. Và sự chứng ngộ đó không một ai có thể biết được ngoài bản thân người ấy. Vì vậy nhìn một người có đạo Đức, từ bi, luôn vì lợi ích của mọi người, không bao giờ vì lợi ích của bản thân mình thì người đó đáng được kính trọng. Theo tôi 2 từ sư và thầy có cùng một nghĩa. Trong tiếng Hán quân, sư ,phụ- sư có nghĩa là thầy.

    • @Hiileeworld
      @Hiileeworld  Před 2 měsíci

      Cảm ơn bạn đã chia sẻ ý kiến. Hiilee tụi mình cũng đồng ý rằng “Tất cả những kiến thức biết được, học được từ sách vở cuối cùng cũng là những điều vay mượn. Trong Phật giáo đề cao sự chứng ngộ vì đó mới thật sự là của riêng của mỗi người. Và sự chứng ngộ đó không một ai có thể biết được ngoài bản thân người ấy.” Nên trong clip, mỗi khi câu chuyện dẫn đến chỗ “Sư Minh Tuệ” có chứng ngộ hay không thì tụi mình đều nói là “không biết được”. Còn vấn đề xác nhận cho sự chứng ngộ thì tụi mình đặt ra trong bối cảnh suy ngẫm về sự tu tập của chính mình để khắc chế hiện tượng “tưởng mình chứng ngộ”.
      Cũng chia sẻ thêm với bạn một đoạn trao đổi của sư Huyền Giác và ngài Huệ Năng mà khi đọc được đoạn đó, tụi mình đã bắt đầu lưu tâm đến việc tự đi tìm sự xác nhận cho hành trình tu tập của mình:
      “Sư họ Ðới, quê ở Vĩnh Gia Ôn Châu, xuất gia từ thuở nhỏ. Sư xem khắp ba tạng Kinh, trí đức viên mãn, trụ trì chùa Hưng Long. Sư tinh thâm về pháp môn Chỉ Quán của Ðại sư Trí Khải ở núi Thiên Thai, trong bốn oai nghi lúc nào cũng khế hợp thiền quán. Thấy cạnh chùa dưới sườn núi có cảnh đẹp, Sư bèn xuống cất một Thiền am, lưng tựa ngọn núi xanh, hông kề dòng suối trong. Sư sống một đời thanh đạm, không hề nghĩ đến việc thế tục.
      Sư nhân xem kinh Duy-ma phát minh được tâm địa. Gặp đệ tử của Lục Tổ là Thiền sư Huyền Sách, hai bên nói chuyện nhau đều thích hợp chư Tổ. Huyền Sách hỏi:
      - Nhân giả đắc pháp nơi thầy nào?
      Sư đáp:
      - Tôi nghe trong các kinh luận Phương Ðẳng mỗi vị đều có thầy trò trao truyền. Sau xem kinh Duy-ma ngộ được Tâm tông, mà chưa có người chứng minh.
      Huyền Sách bảo:
      - Từ đức Phật Oai Âm Vương về trước, không có thầy chứng minh thì được. Từ đức Phật Oai Âm Vương về sau, không thầy tự ngộ đều là ngoại đạo thiên nhiên.
      Sư nói:- Xin nhân giả vì tôi chứng minh.
      Huyền Sách bảo:
      - Lời nói tôi nhẹ lắm. Ở Tào Khê có Lục Tổ Ðại sư bốn phương học giả tụ họp về thọ pháp, nếu nhân giả muốn đi thì tôi cùng với. Sư bèn theo Huyền Sách đi đến Tào Khê.”
      (Link bài đầy đủ: www.thuongchieu.net/index.php/chuyende/thiensutrunghoa/1137-thin-s-huyn-giac)
      Tụi mình cũng đồng ý với bạn rằng “nhìn một người có đạo Đức, từ bi, luôn vì lợi ích của mọi người, không bao giờ vì lợi ích của bản thân mình thì người đó đáng được kính trọng.” Tụi mình cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ hành trình của “Sư Minh Tuệ” và cũng nhờ sự kiện này mà tụi mình có dịp được soi lại hành trình tu tập của chính mình, đó cũng là lợi ích lớn nhất mà tụi mình thấy đã nhận được.
      Về nghĩa của từ Sư Thầy, tụi mình cũng có suy nghĩ tương đồng với bạn khi đặt trong bối cảnh cuộc sống và cũng băn khoăn không biết hai từ này trong đạo Phật còn có bao hàm quy tắc hay ý nghĩa sâu xa nào khác không. Nếu bạn có thông tin về điều này từ Kinh- Luật thì chia sẻ thêm cho tụi mình nhé. Hoan hỉ.

  • @thutranminh7904
    @thutranminh7904 Před 2 měsíci

    3 cảm xúc:
    - Mình thấy buổi nói chuyện của chị Liên với Quý Anh rất thú vị. Mình cũng có xem clip, đọc 1-2 bài chia sẻ về sự việc của vị Minh Tuệ này. ( mình thích cái từ "vị" này ghê, nên xin mượn viết luôn). Thấy các clip, các bài chia sẻ này về vị này thì thấy ồ cũng có nhiều quan điểm khác nhau ghê. Nhưng mình cũng đọc chơi cho biết chứ ko có ý kiến gì. Vì mình thấy hổng có liên quan gì đến mình cả.
    - Xoay quanh việc học và xác nhận lại sự hiểu của người học với thầy. Mình cảm thấy tâm đắc lắm. :)) xưa giờ mình ngại cái này nhất. Thú thật đi học hiểu thì không biết có không nhưng tuyệt nhiên không dám hỏi lại đâu, xong tự đi tìm đường mò chỗ này chỗ kia. Cũng bị quê khi mà bị nói có vậy mà cũng không hiểu hả. Đầu óc bã đậu hay đại loại vậy. :(. Xong cái giờ sợ hỏi lại. Tự mò luôn.
    - Ấn tượng sâu sắc: trình độ phát triển khác nhau thì người ta hiểu khác nhau, luôn cần tinh thần phản biện, tự phản biện trong suốt quá trình học hỏi.
    2 Điều đạt được
    - Phân biệt tự học, học có thầy. Học có xác nhận của thầy và không cần xác nhận của thầy.
    - Thấy hết sợ khi xác nhận lại. :D. Xác nhận lại để mình không đi sai hướng. Có sai thì điều chỉnh. Nếu có được xác nhận lại như vậy thì mình quả là may mắn.
    1 Điều mình muốn trọn vẹn hơn:
    Muốn rõ ràng hơn cái sự nhìn lại bên trong mình. Cảm giác lúc đó nó ra sao? Mình đã làm được lần nào chưa? Và muốn xác nhận cái mình hiểu về cái việc nhìn lại bên trong mình.

    • @Hiileeworld
      @Hiileeworld  Před 2 měsíci

      Cảm ơn chia sẻ và tỏ lòng 3-2-1 của bạn dành cho clip này! Kênh đang dành tặng những món quà tặng đặc biệt đến các bạn tỏ lòng 3-2-1, like video này và subscribe kênh. Quà tặng là 1 quyển sách HIILEE-6PR hoặc 1 phiên coaching 1-1 90 phút online/offline!
      Nếu bạn đã like và subscribe kênh thì đừng quên comment món quà bạn muốn nhận nhé!

    • @thutranminh7904
      @thutranminh7904 Před 2 měsíci

      @@Hiileeworld mình chọn phiên coaching 1-1 90 phút nha SH

  • @congminhnguyen5453
    @congminhnguyen5453 Před 2 měsíci +3

    Hai bạn còn trẻ chưa hiểu nhiều về giáo lý Phật giáo... không nên lấy cái thấy của mình mà nói... đừng để mất thời gian vào những việc ngồi nói lung tung...

    • @hiileethuylien
      @hiileethuylien Před 2 měsíci

      Dám hỏi không nên lấy cái thấy của mình để nói có phải là tinh thần của người học Phật không?

  • @duynguyen-fq9vy
    @duynguyen-fq9vy Před 2 měsíci

    2 bạn này nói chuyện hay đó. Ước gì có thể được ngồi nói chuyện với 2 bạn.

    • @Hiileeworld
      @Hiileeworld  Před 2 měsíci

      Cảm ơn bạn đã ủng hộ. Nếu có thời gian mời bạn đến Cái Tiệm Hiilee 160 Nguyễn Văn Thủ, quận 1, TP.HCM để cà phê trò chuyện nhé. Trước khi đến bạn có thể inbox fanpage Self Hiil để xem hẹn thời gian cho chắc nha. Sợ tụi mình lại đi đâu đó không đến tiệm.

  • @khoanguyendinh8309
    @khoanguyendinh8309 Před 2 měsíci +1

    Những cái hiểu thông qua phản biện khó đạt đến trạng thái ngộ đạo, trừ khi bạn may mắn có duyên gặp được vị sư phụ đã đạt trạng thái ngộ. Cái biết của những vị ngộ đạo rất khác vì họ đã khải mở được tri tuệ phật thấy được bản chất của sự vật hiện tượng như nó vốn là mà không cần phải tranh luận. Minh Tuệ theo tôi là một vị chân tu mong muốn đạt được trí tuệ Phật thông qua một Pháp môn khổ hạnh, tại sao ngài chọn pháp môn này, đó là vì muốn đạt trí tuệ Phật thì phải trả hết nghiệp, muốn trả hết nghiệp thì phải chịu khổ, càng chịu khổ nhiều càng nhanh trả hết nghiệp. Khi trả hết nghiệp thì tâm trí sẽ nhẹ nhàng cộng với quá trình thiền định quay vào bên trong, con người ta sẽ dần đạt trạng thái ngộ.

    • @Hiileeworld
      @Hiileeworld  Před 2 měsíci

      Cảm ơn chia sẻ của bạn. Điều bạn chia sẻ làm mình nảy sinh thắc mắc là: vì sao trước khi ngộ Đạo, thái tử Tất Đạt Đa nảy sinh rất nhiều thắc mắc? và sau khi ngộ Đạo, Đức Thế Tôn cũng đặt câu hỏi phản biện cho rất nhiều người và có rất nhiều người ngộ ra sau khi trả lời các câu hỏi đó. Vậy loại phản biện nào giúp đưa đến giác ngộ? Loại phản biện nào khó đưa đến giác ngộ? Hy vọng chúng ta sẽ sớm thảo luận về câu hỏi này trong một tương lai gần 🙏

    • @nguyenminhtoan2
      @nguyenminhtoan2 Před 2 měsíci

      @@Hiileeworld Nói thật Ở Việt Nam tìm ra 1 bậc thánh tăng để mà phản biện chắc chảy máu con mắt , đa số xàm tăng trong chùa nhiều thì sao mà phản biện. Còn pháp phản biện bên thiền tông chỉ là 1 phương pháp thôi . Rất nhiều vị vẫn đắc đạo mà k cần pháp phản biện , tịnh độ tông ở đài loan rất nhiều vị đắc đạo . Hoan hỉ ạ

    •  Před 2 měsíci +1

      ​@@Hiileeworld ​Theo mình quan trọng nhất là đặt câu hỏi đúng thì sẽ dẫn tới câu trả lời đúng, một khi đã đặt câu hỏi sai hay có một thắc mắc sai, ví dụ bạn hỏi "phản biện nào dẫn đến giác ngộ" cũng đồng thời xác nhận rằng những phản biện có thể dẫn đến giác ngộ, vậy bạn căn cứ vào đâu để kết luận rằng "phản biện" có thể dẫn tới giác ngộ? Nếu có thể hi vọng bạn trích dẫn kinh điển trong tạng Nikaya hoặc Agama để dẫn chứng.
      Mình xin đính chính cùng bạn chỗ này một chút. Theo mình được biết thì không phải các loại phản biện nào để đưa đến giác ngộ, mà giác ngộ là hành trình dấn thân trên lộ trình Bát Chánh Đạo, Lộ trình Giới - định - tuệ, Tứ Niệm Xứ, vượt qua các chướng ngại (triền cái) Xả ly, ly tham, đoạn dục để đi tới sự giác ngộ, giải thoát cuối cùng. (khái niệm "giác ngộ" theo ý nghĩa Phật giáo tức hành giả phát sinh các tuệ cắt đứt lậu hoặc, kiết sức chạm đến Niết-bàn tịch tĩnh, vắng lặng không còn phiền não). Giác ngộ không phải trạng thái đột nhiên bừng tỉnh, bộc phát, nó là từ cạn tới sâu, có lộ trình đàng hoàng. - (1) Giống như là biển cả dốc xuống dần dần, và nghiêng xuống từ từ, chứ không phải đột ngột dốc xuống thẳng tắp như vực thẳm; Pahārāda, cũng như thế về Giáo Pháp và Giới Luật: đây là một sự huấn luyện, thực tập dần dần, rồi tiến bộ từ từ; vì không có cách nào hiểu rõ một cách đột ngột chân lý tột cùng. [Thí Dụ Về Biển Cả, Kinh Tăng Chi Bộ]
      Mình thích việc đặt câu hỏi và có tinh thần phản biện, nhưng mình nghĩ rằng việc có kiến thức nền để đặt câu hỏi sẽ khiến vấn đề được sáng tỏ và đi đúng trọng tâm hơn. Việc thiếu kiến thức cơ bản sẽ khiến sai lệch trọng tâm chủ đề mà các bạn đang triển khai. Sẽ rất bổ ích nếu các bạn dành thêm thời gian nghiên cứu Kinh và Luật của Đức Phật trước khi bàn luận hay phản biện những lĩnh vực xung quanh Giáo Pháp.
      Trong truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy, mỗi khi giảng nói bất kỳ điều gì liên quan đến Giáo Pháp thì giảng sư hay những người bàn luận phải y cứ trên Kinh và Luật cùng các bộ Chú Giải được kết tập, thậm chí phải dẫn chứng bằng kinh văn gốc bằng tiếng Pali, truyền thống này khiến cho giáo pháp không bị tam sao thất bản, bẻ cong câu chữ và ý nghĩa.
      Còn vấn đề hội nhóm, chúng ta nên biết Giáo Hội Phật Giáo VN là một tổ chức chính trị thế tục, nó không và chưa bao giờ đại diện cho Tăng Bảo. Bởi lẽ có rất nhiều tu sĩ của Giáo Hội này không giữ giới theo Tạng Luật, sự vận hành của nó nằm trong quản lý của nhà nước, bởi vậy nó là một tổ chức thế tục chứ không mang nhiều ý nghĩa về Đạo Pháp như cái tên của chính nó.
      Bởi lẽ có rất nhiều tu sĩ của Giáo Hội PGVN không hề giữ đầy đủ giới luật theo Luật Tạng nhưng vẫn được họ công nhận là một tu sĩ, nhưng thực tế xét theo phẩm hạnh sa môn, chẳng hạn như giới không sờ chạm vào tiền bạc, nhiều, rất nhiều tu sĩ đó không có phẩm hạnh của Tỷ Kheo, không mang trên mình vai trò của một Tăng sĩ Phật Giáo (Lấy Kinh và Luật làm thầy), họ không phải một tỷ kheo Tăng nhưng lại là tu sĩ của GHPGVN. Chuyện này chúng ta cần phải tách bạch rõ ràng.
      Chẳng hạn như Sư Ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh không phải thành viên của Giáo Hội này thế nhưng Sư Ông vẫn là một Tỷ Kheo Tăng. Vậy thì việc để công nhận một vị có phải là tu sĩ Phật giáo, tỷ khưu hay không dựa trên Luật của Đức Phật chứ không phải Luật của GHPGVN.

  • @luphanhoangvu5203
    @luphanhoangvu5203 Před 2 měsíci

    Làm bàn luận tranh luận mà không tìm hiểu trước, trước phỏng vấn của người qua đường Sư Minh Tệ đã nói tu ở chùa nhưng không tiện nói sợ bị ảnh hưởng đến họ(đã nói lặp lại vấn đề này 2,3 lần rồi). Còn Sư hay Thầy đây không phải là Nghề Nghiệp mà có chứng chỉ hay chứng thực. Đây là tôn giáo xem Đức Thánh Tôn và Đại Ca Diếp xuất phát từ đầu nên tìm hiểu thêm. xem tới 14p không tranh luận tiếp,

    • @Hiileeworld
      @Hiileeworld  Před 2 měsíci

      Không biết có nhầm lẫn gì ở đây không nhỉ vì trong clip cũng đề cập đến “sư Minh Tuệ” đã từng có thời gian tu ở chùa nhưng sau đó thầy đã rời đi và hiện không trực thuộc một ngôi chùa nào. Còn về ý kiến còn lại của bạn thì chúng mình cũng có bàn đến ở phần sau của clip. Nhưng bạn đang dừng ở 14p thì tụi mình cũng không thảo luận thêm được rồi… Cảm ơn bạn đã xem và để lại bình luận nha.

  • @ThuyHuynh-fc5lx
    @ThuyHuynh-fc5lx Před 2 měsíci

    Nhiều chỗ đang nhầm về lỗi ngụy biện.

    • @Hiileeworld
      @Hiileeworld  Před 2 měsíci

      Bạn có thể chia sẻ thêm về những chỗ bạn thấy là đang nhầm về lỗi nguỵ biện được không?

  • @buulam3289
    @buulam3289 Před 2 měsíci

    Mọi người phải hiểu thầy minh Tuệ đi tu hành đạo cho bản thân...chứ k bắt ai gọi mình bằng sư hay thầy...sư hay thầy là do Mọi người kêu như vậy...và thầy luôn tiếp phật tử xưng mình bằng con...nên thầy chẳng quan tâm GHPG có công nhận hay không nha mọi người

    • @Hiileeworld
      @Hiileeworld  Před 2 měsíci

      À tụi mình cũng hiểu “sư Minh Tuệ” hành đạo cho bản thân, còn chính bản thân “sư Minh Tuệ” có cần ai công nhận không thì tụi mình cũng không biết chắc vì cái đó là chuyện trong lòng của “sư Minh Tuệ”, ngoài “sư Minh Tuệ” ra cũng khó ai mà biết chính xác được (trừ các vị có tha tâm thông). Nên trong clip khi bàn về “sư Minh Tuệ” tụi mình đều dừng lại ở chỗ xác nhận rằng là “không biết được”.
      Cái tụi mình bàn là về một băn khoăn về việc học Phật của bản thân nhân sự kiện của “sư Minh Tuệ” thôi…

    • @nguyenminhtoan2
      @nguyenminhtoan2 Před 2 měsíci

      @@Hiileeworld Ngày xưa Đức Phật giác ngộ rồi có cần giáo hội nào công nhận ko , còn cái GHPG này thì dân VN chả ai quan tâm đâu vì có cũng như ko thôi thậm chí là ... hoan hỉ ạ

  • @johsonjame2194
    @johsonjame2194 Před 2 měsíci

    Thầy tu sắp đắc đạo rồi, thầy theo con đường bát chánh đạo và thầy có niềm tin kiên định về niết bàn nên vượt qua được thử thách thời 4.0 này thầy sẽ khai mở được thiên nhãn, lúc đó sẽ thấy được nghiệp của từng chúng sinh mà hoá độ. Các kinh phật hiện tại quá tràn lan nhưng cốt lõi của nó vẫn là giới. không có giới sẽ ko thể tu tập được. Câu hỏi là ai sẽ chứng cho thầy là chứng đắc -> chúng ta hãy nhìn vào giới luật thầy đã giữ trong những năm qua sẽ thấy thầy đã đắc rồi. giữ càng nhiều giới -> thiền định vào sâu -> trí tuệ sẽ khai mở và trạng thái niết bàn sẽ có.

    • @Hiileeworld
      @Hiileeworld  Před 2 měsíci

      Cảm ơn phần chia sẻ thú vị của bạn. Điều bạn nói làm Hiilee nảy sinh câu hỏi: Liệu chỉ giữ giới thì có giúp mình có trạng thái Niết Bàn? Nếu có thì cần giữ giới gì và đến mức độ nào? Hy vọng là chúng ta sẽ sớm thảo luận về câu hỏi này trong một tương lai gần 🙏

    • @johsonjame2194
      @johsonjame2194 Před 2 měsíci +1

      @@Hiileeworld Giữ giới là cốt lõi để đi đến trạng thái đó, còn giữ tới mức độ nào thì tự mỗi người phải cảm nhận, vì đạo và trí tuệ mỗi người khác nhau và sự giác ngộ về đạo sẽ khác nhau. Giữ giới sẽ làm cho bạn ko còn phiền não, ko còn cảm thấy sự khổ về cả thể xác và tinh thần ( ví dụ thầy đi khất thực như vậy để làm gì? để từ bỏ tham đắm, sân hận và si mê, vậy tại sao lại bỏ được, vì khi thầy đến nhà này người ta cho ít, nhà này ngta ko cho, nhà này ngta cho nhiều thì tâm tham sẽ nổi lên phải ko, mà khi tham nổi lên thì sẽ gây ra hận thù, kêu sao ko cho, sao lại cho ít.... cứ như vậy thầy đã trải qua các trạng thái đó rồi thì giờ đối với thầy mọi chuyện đều bình đẳng rồi. bạn có thời gian đọc tứ diệu đế và bát chánh đạo sẽ hiểu rõ hơn, này mình chỉ hiểu theo cái nhìn của mình về thầy thôi à.

    • @Hiileeworld
      @Hiileeworld  Před 2 měsíci

      Cảm ơn bạn đã chia sẻ. Mình thấy chủ đề giữ Giới này thú vị đó. Hiilee sẽ cân nhắc làm clip về chủ đề này. Mong được tiếp tục thảo luận với bạn 🙏

    • @johsonjame2194
      @johsonjame2194 Před 2 měsíci

      @@Hiileeworld Cảm ơn bạn, mong bạn chia sẽ rộng rãi để mọi người biết thì cuộc đời sẽ đẹp thôi.

    • @nguyenminhtoan2
      @nguyenminhtoan2 Před 2 měsíci

      @@Hiileeworld Bạn kiếm video về Giới - Định - Tuệ của sư ông đắc đạo Thích Giác Khang ở Trà Vinh thì bạn sẽ hiểu giữ giới quan trọng như thế nào, Đức Phật trước khi nhập niết bàn cũng dặn khi ta mất thì hãy lấy Giới và Pháp của ta mà nương tựa .

  • @thanhvanvo8585
    @thanhvanvo8585 Před 2 měsíci

    Không hiểu, ko biết thì lên mạng làm gì. Mất thời gian, hay chỉ thể hiện thiếu hiểu biết của mình.

    • @hiileethuylien
      @hiileethuylien Před 2 měsíci

      Nói ra để bớt rơi vào ảo tưởng mình biết, mình hiểu người khác đó bạn hiii

  • @vietduongduc7672
    @vietduongduc7672 Před 2 měsíci

    Cho hỏi Đức Phật xưa kia ai thọ giới ,Ngài thuộc Giáo hội nào ? Ngài có được coi là Sư hay không ? 😂😂😂😂😂
    Đạo có một Pháp môn thiền định ,không tranh biện mà là Tâm truyền Tâm ,các bạn dùng thuật ngữ để giải thích giùm : cái gì gọi là tâm truyền tâm cho mình với ,hihihihi .

    • @Hiileeworld
      @Hiileeworld  Před 2 měsíci

      Tụi mình nghĩ Đức Phật là ngoại lệ vì Ngài là người đầu tiên, trước đó chưa có Thầy về việc này thì bàn đến việc chứng nhận cũng không hợp lý. Nhưng từ khi có Đức Phật và nhận Phật làm thầy thì câu chuyện lại khác.
      À, trong clip tụi mình không nói về “tâm truyền tâm” và tụi mình cũng chưa rõ lắm về bối cảnh bạn nói nên không biết giải thích sao với bạn đây…