Tại sao tên là chùa Chuông? Ngôi chùa cổ giữa lòng phố Hiến Hưng Yên

Sdílet
Vložit
  • čas přidán 18. 06. 2024
  • Chùa Chuông được xây dựng từ thời Hậu Lê (thế kỷ XV) và trải qua một cuộc trùng tu lớn vào năm 1707 tạo nên chùa hoàn chỉnh như ngày nay.
    Năm 1992, chùa Chuông đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật.
    Theo như được nghe kể lại từ những người cao tuổi địa phương thì xưa kia chùa chuông được người tàu làm ăn ở phố hiến xưa xây dựng nên và lấy tên là kim trung tự (vàng trong chùa)lí do là trong chùa trước kia các hoành phi câu đối,tượng phật ..được sơn son thiếp vàng.Nhưng vào một năm nọ phương bắc gặp một trận đại hồng thủy chưa từng có trong lịch sử làm cho nhiều ngôi chùa ở phương bắc bị phá hủy do mưa lũ năm đó.Và có nhiều hiện vật bị mất và trôi nổi trên sông Hồng Hà (sông hồng)trong đó có một quả chuông ở chùa chuông.Điều kỳ lạ là dù quả chuông rất nặng nhưng nó lại nổi và trôi đến khu vực bãi sông thuộc địa phận thôn Nhân Dục, tổng An Tảo, huyện Kim Động, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên xưa (nay thuộc phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên).thì cứ trôi loanh quanh tại đây rồi được người làm nghề chài lưới ở thôn Nhân Dục phát hiện.Sau đó về hô hào dân làng và mời nhà chùa ra làm lễ ..Dù trước đó các nơi đua nhau kéo chuông về địa phương mình nhưng không được. Chỉ có những bô lão thôn Nhân Dục mới kéo được chuông. Dân làng cho đó là điềm lành trời phật phù hộ và chuông vốn là của chùa nên sau đó đã đưa về chùa chuông rồi góp công,của..xây dựng thêm..Mỗi lần đánh chuông, tiếng vang rất xa,và tiếng chuông rất hay khác biệt hẳn những chuông khác. Do vậy chùa có tên gọi là Kim Chung Tự nhưng từ khi có chiếc chuông đặc biệt này thì người dân nơi đây rất tự hào, hạnh phúc,và muốn cho mọi người biết về chiếc chuông quí,lạ, âm hay vang xa .. khi được trời phật ban tặng. Nên từ đó người ta gọi ngắn gọn lại là chùa chuông cho đến ngày nay.
    Chùa Chuông có kết cấu kiểu "Nội công ngoại quốc", bao gồm các hạng mục: Tiền đường, Thượng điện, Nhà tổ, Nhà mẫu và 2 dãy hành lang. Mặt tiền chùa quay hướng Nam, đó là hướng của "Bát Nhã" và "Trí Tuệ". Chùa được bố trí cân xứng trên một trục trải dài từ cổng Tam quan đến Nhà tổ. Qua cổng Tam quan là tới ba nhịp cầu đá xanh, bắc ngang qua ao (mắt rồng), cây cầu được xây dựng năm 1702. Tiếp đến là con đường độc đạo được lát đá xanh dẫn thẳng đến nhà tiền đường, theo quan niệm nhà Phật là con đường chân chính dẫn dắt con người thoát khỏi bể khổ.
    Tiền đường
    Nhà Tiền đường có quy mô năm gian hai chái, kết cấu kiến trúc kiểu con chồng đấu sen. Nối giữa tiền đường và Thượng điện là khoảng sân, giữa sân có cây hương đá còn gọi là "Thạch trụ", bốn mặt khắc chữ Hán ghi công đức của nhân dân đóng góp tu sửa chùa.
    Thượng điện
    Thượng điện cũng gồm năm gian hai chái, kết cấu giống nhà Tiền đường, mang đậm nét kiến trúc thời Hậu Lê. Hệ thống tượng ở thượng điện được bài trí theo thứ tự: trên cùng là 3 pho Tam Thế; tiếp đến là A-di-đà và tứ Bồ-tát; lớp dưới là Văn Thù và Phổ Hiền; tiếp theo là Ngọc Hoàng và Nam Tào, Bắc Đẩu; tiếp nữa là Địa Tạng Vương và Phạm Thiên, Đế Thích; sau cùng là tòa Cửu Long và tượng Thích Ca sơ sinh.
    Nhà Mẫu
    Ở hai đầu phía Đông và phía Tây nối nhà Tiền đường và nhà Mẫu là hai dãy hành lang, kiến trúc kiểu kèo cầu quá giang đơn giản. Hai dãy hành lang được bài trí đối xứng các lớp tượng khác nhau. Đầu tiên là động "Thập điện Diêm Vương", diễn tả cảnh nhục hình mà con người phải trải qua nơi âm giới. Đây là triết lý nhân quả của nhà Phật, người ta tin rằng con người sống trên dương thế, khi từ giã cõi đời phải trải qua 10 cửa điện để Diêm Vương xét hỏi công và tội. Ứng với mỗi tội đồ là một hình phạt tương ứng. Tiếp đến là tượng Bát Bộ Kim Cương, sau đó là 18 pho "Thập Bát La Hán", 18 vị được tạo tác trong tư thế ngồi rất sinh động, rất đời thường. Nét độc đáo của tượng "Thập Bát La Hán" không phải chỉ ở sự khéo léo trong cách tạo tác mà còn ở cảm xúc nội tâm được biểu hiện qua từng khuôn mặt buồn, vui, trầm tư... mỗi người một vẻ. Cuối dãy hành lang là tượng Đức Ông đứng cạnh có Già Lam - Chân Tể và tượng Đức Thánh Hiền, đứng cạnh có Diệm Nhiên - Đại Sĩ.
    Lễ hội
    Hằng năm, vào dịp đại lễ Phật Đản, dịp xuân về, Chùa Chuông lại tổ chức lễ hội, thu hút đông đảo nhân dân trong vùng và khách thập phương. Chùa Chuông cùng các danh thắng khác trong quần thể di tích Phố Hiến là một điểm đến không thể bỏ qua của du khách đến Hưng Yên.
    #bongbechtravel #hungyen #travel #vietnam
    [JOIN WITH US]
    Tham gia làm hội viên của kênh này để được hưởng đặc quyền:
    / bông bếch travel
    [CONNECT]
    ☞ Fanpage: / bongbechtravel
    ☞ Đăng ký kênh: / bôngbếchtravel
    © Bản quyền thuộc về Bông Bếch Travel - Copyright of Bong Bech Travel
    ☞ Vui lòng không đăng lại - Do not reup with no permission.
    [CONTACT]
    ☞ Thông tin góp ý, liên hệ quảng cáo vui lòng gửi email cho: hoanganhtuan3012@gmail.com hoặc Facebook fanpage

Komentáře • 52

  • @bonbaxunguoi7403

    Ngôi chùa có khuôn viên rất đẹp rất cổ kính , hơn cả tuyệt vời 👍👍👍chia sẻ hay lắm luôn ủng hộ và đồng hành cùng bạn 🔔🔔🔔🔔🔔💕👍

  • @playlistsupport6985

    Đây mới thực sự đúng chùa Việt bắc bộ, rất cổ kính và linh thiêng

  • @bonbaxunguoi7403

    Ngôi chùa có khuôn viên rất đẹp rất cổ kính , hơn cả tuyệt vời 👍👍👍

  • @NguyenHoang-vx6cm

    Quay chi tiết k thiếu gì. Rất hay🎉

  • @tvtolam7564

    Cám ơn bạn đã chia sẻ 1 ngôi chùa cổ kính

  • @trafficinvietnam

    Giọng cô Bông đọc truyền cảm hay quá ạ. Giọng nam chính rất nam tính. Cám ơn kênh đã mang đến video quá hay và bổ ích. Chỉ cần ngồi ở nhà mà có thể đi du lịch muôn nơi. Mở mang thêm hiểu biết về lịch sử văn hóa của các vùng đất và di tích cổ kính. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn kênh. Chúc kênh phát triển bền vững. Thân!

  • @haclauhoang244

    Mái chùa che chở hồn dân tộc. Việt Nam ngày 1 vững bền

  • @tinhemngotngao6388

    Rất cụ thể chi tiết ạ, cám ơn a

  • @nguyenanh3201

    Chùa Chuông cổ kính rêu phong. A di đà phật, chúc bạn sưc khoe va thanh cong

  • @anhnguyenquynh2927

    Nhìn cảnh chùa lại nhớ về quê hương

  • @QuanHoang-dm2le

    Đẹp quá

  • @hienhoang338

    Tôi vẫn luôn thích những ngồi chùa o Bắc Bộ

  • @thanhvinhhoangoanh

    Nhờ anh chị mà em lại biết thêm một ngôi chùa nữa nè.

  • @BinhNguyen-kk7zg

    Rất hay nhưng hướng dẫn viên Cảm ơn bạn chia sẻ

  • @NguyenHue-ns8ul

    A di đà phật, 1 ngôi chùa cổ

  • @haunguyen430

    Chùa đẹp và cổ kính

  • @travelandrelax7032

    Chùa Chuông mình cũng đã đến trong 1 lần đi tour vài địa điểm tại HY

  • @thethaobonphuong2242

    1 ngôi chùa linh thieng, cám ơn tác giả

  • @deanh5039

    A di đà phật chùa cổ kính linh thiêng