Thùy Dung - Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên

Sdílet
Vložit
  • čas přidán 9. 09. 2024
  • Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên
    Sáng tác: Trịnh Công Sơn
    Trình bày: Thùy Dung
    Trong phim: "Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên" - 1992.
    Em còn nhớ hay em đã quên,
    Nhớ Sài Gòn mỗi chiều gặp gỡ.
    Nhớ món ăn quen nhớ ly chè thơm,
    Nhớ bạn bè chào nhau quen tiếng,
    Phố em qua gạch ngói quen tên.
    Em còn nhớ hay em đã quên,
    Khi chiều xuống bên sông nước lên.
    Én nô đùa giữa phố nhà,
    Có nắng vàng lạc trên lối đi.
    Em ra đi nơi này vẫn thế,
    Vẫn có em trong tim của mẹ.
    Thành phố vẫn có những giấc mơ,
    Vẫn sống thiết tha, vẫn lấp lánh hoa trên đường đi.
    Em còn nhớ hay em đã quên,
    Nhớ Sài Gòn những chiều lộng gió,
    Lá hát như mưa suốt con đường đi.
    Có mặt đường vàng hoa như gấm,
    Có không gian màu áo bay lên.
    Em còn nhớ hay em đã quên,
    Quê nhà đó năm xưa có em.
    Có bóng dừa có câu hò,
    Có con đò chở mưa nắng đi.
    Em còn nhớ hay em đã quên.
    Em còn nhớ hay em đã quên.
    Ghi thêm:
    Cảm hứng từ những tình khúc nổi tiếng của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, các đạo diễn Nguyễn Hữu Phần và Phi Tiến Sơn xây dựng bộ phim "Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên" đề cập đến mối tình dang dở giữa một nhạc sỹ lãng du với hai cô người yêu trẻ đẹp và dịu hiền ở miền Nam trước ngày giải phóng. Từ đây, các tác giả ca ngợi tình yêu lứa đôi, quê hương đất nước, yêu chuộng hòa bình, phản đối chiến tranh. Chuyện phim xoay quanh ba nhân vật chính là Diễm (Trương Ngọc Ánh), Huyền My (Hoàng Hồng Nhị) và Quang Sơn (Lê Công Tuấn Anh). Họ là những người yêu nghệ thuật, yêu nốt nhạc lời ca, muốn những ca khúc và tiếng hát của mình đi vào đời, hòa nhịp vào cuộc sống để ca ngợi tình yêu lứa đôi và mong ước mọi người đều được sống hạnh phúc trong một đất nước hòa bình. Vậy mà, chiến tranh đã cướp mất đi mối tình đầu trong sáng, thơ mộng và nhiều hứa hẹn son sắt của nhạc sỹ Quang Sơn. Chiếc áo dài thướt tha ngày nào của Diễm chỉ còn cái bóng, cứ gợi lại trong ký ức của Quang Sơn ngậm ngùi nhớ thương với giai điệu êm ái, dìu dặt qua tình khúc "Diễm Xưa": "Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ... ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau"... Qua từng trường đoạn phim trên nền minh họa các ca khúc phù hợp với ngữ cảnh, các tác giả đã xây dựng nhân vật Quang Sơn thành hình tượng chuẩn mực của một thế hệ nhạc sỹ có tư tưởng tiến bộ trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Sự mất mát và nỗi đau của Quang Sơn không chỉ vì tình yêu lứa đôi mà còn là sự trăn trở khát vọng đất nước Việt Nam sớm giành lại độc lập, hòa bình. Những chuỗi khuôn hình nối tiếp nhau trong phim đã làm sống lại không khí binh lửa năm nào, gắn với một cuộc đời nghệ sỹ, một giai đoạn của một đất nước trong cơn lốc chiến tranh. (Nguồn VOVTV).

Komentáře • 4