Ông Đồ (Vũ Đình Liên-Phạm Anh Dũng) Lê Bảo

Sdílet
Vložit
  • čas přidán 13. 02. 2022
  • Ông Đồ (thơ Vũ Đình Liên, nhạc Phạm Anh Dũng) Lê Bảo đàn hát
    =====
    Bài thơ Ông Đồ do Vũ Đình Liên viết năm 1936, chắc ai cũng biết, diễn tả sự suy tàn của Nho Giáo
    Hình ảnh ông đồ chỉ còn là “cái di tích tiều tuỵ đáng thương của một thời tàn” (lời Vũ Đình Liên)
    =====
    Ông Đồ
    (thơ Vũ Đình Liên, nhạc Phạm Anh Dũng)
    Mỗi năm hoa đào nở
    Lại thấy ông đồ già
    Bày mực tàu, giấy đỏ
    Bên phố đông người qua
    Bao nhiêu người thuê viết
    Tấm tắc ngợi khen tài
    Hoa tay thảo những nét
    Như phượng múa, rồng baỵ
    Nhưng mỗi năm, mỗi vắng
    Người thuê viết nay đâủ
    Giấy đỏ buồn không thắm
    Mực đọng trong nghiên sầụ
    Ông đồ vẫn ngồi đấy
    Qua đường không ai hay
    Lá vàng rơi trên giấy
    Ngoài giời mưa bụi baỵ
    Năm nay đào lại nở
    Không thấy ông đồ xưa
    Những người muôn năm cũ
    Hồn ở đâu bây giờ?
    Chú thích:
    Câu "...Ngoài giời mưa bụi bay", chữ "giời" trong bài được giữ nguyên như nguyên thủy bài thơ, không đổi thành "trời" , như sau đó vì nghe buồn hơn
    #phamanhdung #PhạmAnhDũng #ongdo
  • Hudba

Komentáře • 3

  • @kimdungvu5079
    @kimdungvu5079 Před rokem +1

    Cám ơn Lê Bảo, qua tiếng đàn lời ca đã đưa người nghe trở lại nét đẹp cổ truyền của dân tộc việt

  • @minh-hanhtran1779
    @minh-hanhtran1779 Před 2 lety +2

    Bài hát hay quá, gợi nhớ một thời xưa. Cám ơn tác giả và ca sĩ.

  • @thizandonai9201
    @thizandonai9201 Před rokem

    Một sự ngạc nhiên lâ~n thích thú khi anh chọn bài thơ Ông Đồ để phổ nhạc.
    Những người muôn năm cũ
    Hồn ở đâu bây giờ?
    "Hồn" những người này giờ đang ở nơi đâu?? Cả một bầu trời ký ức (qua sách vở) của một giai đoạn lịch sử lại hiện ra rất sống động, cả những hoài niệm về những người muôn năm cũ, như đã quen biết nhau tự bao giờ.
    Một chút luyến tiếc, một thoáng ngậm ngùi. Vẫn giai điệu mượt mà rất ư là...PAD. Một điểm nhấn của bản nhạc là sự thay đổi từ giọng trưởng sang giọng thứ, như anh Lê Bảo đã trình bày, để diễn đạt sự thay đổi tâm trạng từ vui sang buồn. Vì là bài thơ ngũ ngôn nên có thể có giới hạn trong cách dùng nhịp phách làm bài hát nghe êm đềm:)