Ảnh hưởng của nước nhiễm phèn đối với sức khỏe | Bác Sĩ Của Bạn || 2022

Sdílet
Vložit
  • čas přidán 26. 08. 2024
  • Ảnh hưởng của nước nhiễm phèn đối với sức khỏe | Bác Sĩ Của Bạn || 2022
    Hãy cùng Bác Sĩ Của Bạn tìm hiểu ảnh hưởng của nước nhiễm phèn đối với sức khỏe.
    1 Nước nhiễm phèn là gì? Cách nhận biết nước bị nhiễm phèn
    Nước nhiễm phèn là tình trạng nước có màu vàng đục, mùi hôi tanh, khi nếm thử thì nước có vị hơi chua. Khi để nước nhiễm phèn trong xô, từ 10 đến 15 phút thì xảy ra hiện tượng nước kết tủa, nổi một lớp váng trên mặt nước và chuyển sang màu vàng gạch.
    Bên cạnh đó, các chỉ số đánh giá chất lượng nguồn nước như: TDS, độ cứng của nước, độ pH có thể sẽ vượt mức cho phép.
    Khi nếm nước có vị chua nhẹ, độ pH trong nước thấp, có váng nổi trên mặt nước, khi giặt khiến quần áo bị ố vàng là nước bị nhiễm phèn. Đặc biệt, nước nhiễm phèn nặng có mùi tanh cực kỳ khó chịu.
    2 Nguyên nhân nước bị nhiễm phèn
    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nguồn nước bị nhiễm phèn, một vài nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:
    • Đặc tính thổ nhưỡng đất phèn gây ra: Điều này thường xảy ra ở các vùng đồng bằng. Các đường ống dẫn nước bằng sắt cũng sẽ bị ăn mòn và hoen gỉ nhanh hơn khi chứa nước bị nhiễm phèn theo thời gian.
    • Tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm: Điều này tác động nghiêm trọng đến tầng nước ngầm dẫn đến giảm chất lượng nước và khả năng nhiễm một số các tạp chất độc hại: amoni, asen, nitrit, H2S, chì,... gây ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe con người.
    • Hàm lượng anion sunfat trong nước tăng cao: Phèn được tạo thành từ các anion sunfat SO4-2 và cation của 2 kim loại có hoá trị khác nhau, là các muối kép với cấu tạo tinh thể đồng hình 8 mặt. Hàm lượng anion sunfat trong nước quá cao sẽ khiến nguồn nước bị nhiễm phèn.
    3 Ảnh hưởng của nước nhiễm phèn đối với sức khỏe
    Việc sử dụng nguồn nước nhiễm phèn chưa được xử lý sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho sức khỏe của bạn như:
    • Viêm gan A: Gây buồn nôn, vàng da, sốt, tiêu chảy và nặng hơn có thể dẫn đến suy gan cấp tính.
    • Bệnh thương hàn: Gây sốt, đau bụng, phát ban, đau đầu.
    • Bệnh kiết lỵ: Gây ra hiện tượng tiêu chảy nghiêm trọng, sốt và đau bụng.
    • Bệnh dịch tả: Gây tiêu chảy, mất nước nghiêm trọng, sốt, đau bụng và nôn mửa.
    • Các vấn đề về sức khỏe khác: Da dễ bị viêm, bong tróc, tóc khô hơn và răng bị ngả vàng.
    Khi sử dụng nước giếng khoan trong một thời gian dài có thể dẫn đến nguy cơ mắc nhiều loại bệnh mãn tính, thậm chí là các bệnh ung thư, vì trong nguồn nước nhiễm phèn còn có các loại vi khuẩn, các kim loại nặng độc hại như:
    • Thạch tín (asen): Có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư da hoặc phổi.
    • Thủy ngân: Trong môi trường nước gây rối loạn hệ thần kinh trung ương.
    • Nitrat: Đây là bazơ gây nguy hiểm cho sức khỏe ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.
    • Sunfat: Gây ra các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như kiết lỵ, tiêu chảy.
    4 Những tác hại khác của nước nhiễm phèn đến sinh hoạt
    Bên cạnh những ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng, nước nhiễm phèn còn đem đến nhiều tác hại khác trong quá trình sinh hoạt như:
    • Khi sử dụng nước nhiễm phèn để giặt giũ, theo thời gian quần áo sẽ bị xỉn màu, xuất hiện các vết ố vàng, thô ráp và nhanh hỏng hơn.
    • Nước nhiễm phèn gây đóng cặn và làm hoen gỉ, ăn mòn và ố vàng các dụng cụ, vật chứa đặc biệt là những đồ dùng bằng kim loại.
    • Đối với thực phẩm, nước nhiễm phèn gây biến chất, thay đổi màu sắc, mùi vị.
    • Khi nước nhiễm phèn tiếp xúc với cây trồng, nó có thể gây ra sâu bệnh và giết chết cây trồng, đặc biệt là các loại cây hoa màu.
    Những thông tin chương trình Bác Sĩ Của Bạn cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
    Bác Sĩ Của Bạn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa. Các bài viết của Bác Sĩ Của Bạn chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
    Ấn “Đăng kí” để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại đây.
    / @aophatviet456
    © Bản quyền thuộc về Bác Sĩ Của Bạn
    © Copyright by Bac Si Cua Ban ☞ Do not Reup
    #bacsicuaban #nuocnhiemphen #xulynuocnhiemphen

Komentáře • 1

  •  Před 2 lety +2

    Những thông tin chương trình Bác Sĩ Của Bạn cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.