7 CẤP ĐỘ ĐẠO ĐỨC - TT. Thích Chân Quang

Sdílet
Vložit
  • čas přidán 11. 09. 2024
  • 7 CẤP ĐỘ ĐẠO ĐỨC - TT. Thích Chân Quang.
    (Trích từ bài giảng: Sống có trách nhiệm - TT. Thích Chân Quang - • Video )
    1- Cấp độ thứ nhất là có trách nhiệm với “gia đình”. Đây là đạo đức nền tảng căn bản nhất. Người có trách nhiệm với gia đình thì chăm lo đời sống cả vật chất, cả tinh thần cho gia đình, và đương nhiên phải hạn chế niềm vui, bớt đi quyền lợi của chính bản thân mình.
    2- Cấp độ thứ hai là có tinh thần trách nhiệm với “cộng đồng gần”, như họ hàng, bạn bè, láng giềng. Thật ra con người luôn phải có trách nhiệm bắt buộc dành cho gia đình, còn với cộng đồng gần thì sự ràng buộc ít hơn, chẳng ai lên án nếu ta không chăm lo cho cộng đồng cả. Vậy người nào sẵn lòng gánh lấy bổn phận này, dù không bị bắt buộc, đó là người đã có cái tâm rất tốt. Hạng người này rất đáng để tin cậy, kết giao, và khi mất đi đa phần đều sinh về cõi lành.
    3- Cấp độ thứ ba của đạo đức là có trách nhiệm với “nơi làm việc”, như cơ quan, công ty, hãng, xưởng, doanh trại (với chiến sĩ), chùa chiền (với tu sĩ). Ở cấp độ đạo đức này, người ta làm việc rất tận tụy, siêng năng, sự cống hiến vượt hơn hẳn tiền lương hay những đãi ngộ mà bản thân nhận được. Cho nên, nếu ai luôn đòi hỏi mức lương phải tương xứng với sự đóng góp của mình thì đó là người vẫn chưa đạt được cấp độ đạo đức thứ ba.
    Người đạt đến cấp độ này là đạo đức đã cao, và có thể thấy được quả báo hiện đời là được nhiều may mắn bất ngờ. Như với người cán bộ, dù đồng lương không bao nhiêu nhưng trách nhiệm thường rất nhiều, nếu họ vẫn vui với bổn phận, bao nhiêu chính sách, nghị quyết, kế hoạch, văn bản cứ tận tâm giải quyết cho người dân được hưởng lợi… Tức là cứ làm tận tụy vượt hơn trách nhiệm thì dần dần cuộc đời họ xuất hiện những tài lộc, sự may mắn, sự no đủ sung túc một cách rất tự nhiên, đúng với nhân quả.
    4- Cấp độ đạo đức thứ tư là có tinh thần trách nhiệm với các “hội đoàn”, như Hội từ thiện, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi v.v… Thường khi tham gia hội đoàn ta không được hưởng gì, chỉ có đóng góp mà thôi. Những người nhiệt thành đóng góp vào các hội đoàn thiện nguyện thường là người đạo đức cao, phước lớn, sau khi mất hay được sinh về cõi lành.
    Quốc gia nào có nhiều người tham gia, cống hiến trong các hội đoàn thiện nguyện, hội đoàn xã hội thì đó sẽ là quốc gia rất hùng mạnh, bởi nền đạo đức chung của toàn dân đã khá cao.
    5- Cấp độ đạo đức thứ năm là có trách nhiệm với “đất nước”, thẳm sâu trong tâm hồn là tình yêu nước nồng nàn, ngồi một góc nhỏ mà lòng thì thương yêu, lo lắng cho cả đất nước này. Không mấy ai trên đời có cái tâm mở rộng đến như vậy. Và một khi bước lên được đến cấp độ đạo đức này rồi thì lúc mất đi sẽ trở thành một vị Thần đầy uy lực.
    6- Cấp độ thứ sáu là có tinh thần trách nhiệm với “cả thế giới”, cả nhân loại. Nghe nói về tình yêu nhân loại cao quý thật ra ta cũng có cảm xúc, cảm động. Tuy nhiên thế nào là tinh thần trách nhiệm với thế giới - đó vẫn là phạm trù quá lớn, không thể nói hết trong một vài câu. Đến đây Thượng tọa yêu cầu mọi người tự suy ngẫm xem đã bao giờ tâm hồn mình vươn đến tình cảm thiêng liêng này hay chưa.
    7- Cấp độ đạo đức thứ bảy là có trách nhiệm với “tất cả chúng sinh” trong pháp giới vũ trụ. Đây là điều không tưởng, chúng ta không thể hình dung nổi. Thế nhưng ai là đệ tử Phật rồi đều phải vươn lên đến cấp độ này.
    Quả thực, chỉ trong đạo Phật mới nhắc đến, mới hướng về cấp độ đạo đức cao tột này, đó cũng là lý do mà bao danh nhân trên thế giới đã phải cúi đầu đảnh lễ, ngưỡng mộ Đức Phật - một Thánh nhân đã mở ra cấp độ đạo đức thứ bảy cho nhân loại.
    Khi đạt được mức độ đạo đức này rồi thì sẽ làm gì - đó là chuyện của Bồ tát, còn chúng ta trước tiên phải có tấm lòng đã. Ta yêu thế giới, yêu chúng sinh trước, rồi làm gì thì dần dần theo năm tháng tu tập ta sẽ thấy rõ hơn.
    Sưu tầm

Komentáře • 26