PHƯỚC ĐỨC THẬT SỰ LÀ GÌ? NIỆM PHẬT LÀ PHƯỚC ĐỨC THẬT SỰ (Phương pháp 10 niệm cho người bận rộn)

Sdílet
Vložit
  • čas přidán 2. 07. 2024
  • PHƯỚC ĐỨC THẬT SỰ LÀ GÌ? NIỆM PHẬT LÀ PHƯỚC ĐỨC THẬT SỰ
    Chư vị nhất định phải hiểu phước đức thật sự là gì? Niệm Phật là phước đức thật sự. Quý vị suốt ngày từ sáng đến tối Phật hiệu chẳng dứt, đó là người đại phước đức! Vì sao nói là người đại phước đức? Vãng sanh Cực Lạc thế giới chẳng phải là phước đức tuyệt diệu ư? Chẳng phải là đại phước đức thì làm sao quý vị có thể vãng sanh? Suốt ngày từ sáng đến tối niệm câu Phật hiệu này, quý vị càng niệm, phẩm vị càng cao!
    Như trong Thập Lục Quán Kinh đã nói, trong tương lai quý vị vãng sanh, hoa sen càng ngày càng to! Các thứ trong thế giới Cực Lạc đều giống nhau, chỉ có hoa sen khác biệt, vì sao? Công phu niệm Phật của mỗi cá nhân khác nhau, nên hoa sen lớn hay nhỏ khác nhau, ánh sáng và màu sắc của mỗi hoa sen khác biệt.
    Do vậy, người trong thế giới Cực Lạc thấy rất rõ ràng, người trong hoa sen ấy còn chưa sanh về nhưng đã thấy hoa sen trước, tức là thấy hoa sen trong ao bảy báu, thấy hoa ấy liền biết công phu niệm Phật của người ấy khá lắm, hay công phu niệm Phật của người ấy dở hơn một chút họ đều có thể thấy rõ ràng từ nơi ấy. Hoa sen to, ánh sáng và màu sắc tốt đẹp, chắc chắn người ấy đến Tây Phương Cực Lạc thế giới thành Phật rất nhanh, vận dụng công phu sâu xa mà!
    Trong kinh, đức Phật dạy: Tu hành một ngày trong thế giới Sa Bà bằng tu hành một trăm năm trong Tây Phương Cực Lạc thế giới. Thế giới này khá lắm, giúp cho chúng ta thành tựu rất nhanh, còn sang Tây Phương Cực Lạc thế giới, thành tựu thong thả, ở nơi đây rất nhanh. Cái hay của thế giới Tây Phương là thọ mạng dài, vô lượng thọ, chẳng bị mê khi cách ấm, thành tựu trong một đời. Thế gian này sóng gió quá lớn, thoạt chìm, thoạt nổi đời đời kiếp kiếp, cho nên khổ nhiều, vui ít. Nhưng nếu tu hành thì nơi đây đúng là tu hành tốt đẹp, thời thời, khắc khắc, từng phút, từng giây đều khảo nghiệm công phu của quý vị. Quyết định chẳng sanh phiền não, trong thuận cảnh chẳng tham luyến, phải đoạn cái tâm tham luyến ấy, trong nghịch cảnh chẳng oán hận. Nói cách khác, trong thuận cảnh hay nghịch cảnh, bất luận hoàn cảnh nhân sự (quan hệ giữa con người với nhau), hay hoàn cảnh vật chất, tu gì? Tu thanh tịnh, bình đẳng. Giác chẳng cần nhắc tới, hễ thanh tịnh bình đẳng sẽ tự nhiên giác. Đạo lý này tương ứng với “chuyển thức thành trí” của Pháp Tướng Tông.
    Tướng Tông nói “chuyển thức thành trí” là “lục, thất nhân thượng chuyển. Ngũ, bát quả thượng chuyển” (chuyển thức thứ sáu và thứ bảy trong khi tu nhân, chuyển năm thức trước và thức thứ tám nơi quả). Chuyển thức thứ sáu, tức Ý Thức thành Diệu Quán Sát Trí, đó là tâm thanh tịnh. Chuyển thức thứ bảy thành Bình Đẳng Tánh Trí, tức là thức thứ bảy chẳng còn phân biệt, bình đẳng sẽ hiện tiền. Giác là chuyển nơi quả. Do vậy, chúng ta phải coi trọng tu thanh tịnh và bình đẳng, nghĩa là thức thứ sáu và thức thứ bảy đã chuyển, thức thứ tám và năm thức trước sẽ chuyển theo.
    Chúng ta dùng phương pháp gì để chuyển? Dùng một câu Phật hiệu này! Trong thuận cảnh mới có một tí tham niệm dấy lên bèn A Di Đà Phật, chuyển niệm ấy thành A Di Đà Phật. Trong nghịch cảnh mới có một tí oán hận bèn A Di Đà Phật, chuyển toàn bộ thành A Di Đà Phật. Cách này tuyệt diệu! Vì thế, tổ sư đại đức thường nói “ám hợp đạo diệu” (thầm hợp đạo mầu), chẳng thấy chuyển, nhưng thật sự chuyển biến. Câu Phật hiệu này câu nọ tiếp câu kia chẳng để gián đoạn, trong mỗi tiếng Phật hiệu chẳng hoài nghi, chẳng xen tạp, công phu thuần thục!
    Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa - Tập 26
    Hòa Thượng Tịnh Không
    A Di Đà Phật xin thường niệm
    ___________________
    Xin Phật A Di Đà
    Tiếp dẫn con vãng sanh
    Về Tây Phương Cực Lạc
    Nguyện đem công đức này
    Hướng về khắp tất cả
    Đệ tử và chúng sanh
    Đồng vãng sanh Tịnh Độ
    A Di Đà Phật
    A Di Đà Phật
    A Di Đà Phật
    ___________________
    Xem thêm những bài viết và video khai thị khác của Hòa Thượng Tịnh Không:
    / @tinhkhongphapngu1711
  • Zábava

Komentáře • 5

  • @tinhkhongphapngu1711
    @tinhkhongphapngu1711  Před 8 dny +1

    PHƯƠNG PHÁP 10 NIỆM CHO NGƯỜI BẬN RỘN
    Tiếp đó, sách viết: “Tắc ư mỗi nhật hành Thập Niệm pháp, diệc phù ư nhất hướng chuyên niệm” (Dù mỗi ngày hành pháp Thập Niệm, cũng phù hợp tông chỉ một mực chuyên niệm). Pháp Thập Niệm do tổ sư đại đức nói với kẻ gặp lúc công việc bận bịu, nhiều việc quá, không có thời gian để niệm Phật, cũng chẳng có thời gian để tụng niệm công khóa sáng tối, quý vị bèn dùng cách Thập Niệm.
    Buổi sáng thức dậy, sau khi rửa mặt, súc miệng, hướng về tượng Phật, nếu không có tượng Phật hãy ngoảnh mặt về phương Tây, cứ hết một hơi là một niệm. Một niệm chẳng câu nệ nhiều hay ít, cứ niệm một hơi A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, hết một hơi là một niệm. Niệm mười hơi, suốt đời chẳng gián đoạn, cũng gọi là “nhất hướng chuyên niệm”.
    Khi tôi ở Tân Gia Ba, tôi dạy các đồng học một cách Thập Niệm khác, tức là thập thanh Phật hiệu. Dùng pháp Thập Niệm này, so về mặt thời gian càng dễ làm hơn. A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, niệm mười câu như vậy, mỗi ngày niệm chín lần: Buổi sáng thức dậy, rửa mặt, súc miệng, niệm một lần; buổi tối trước khi ngủ niệm một lần. Đó là hai lần. Mỗi ngày khi ăn ba bữa cơm đều niệm Phật hiệu mười câu rồi mới ăn, đó là ba lần. Do vậy, ta có năm lần rồi! Quý vị buổi sáng đi làm, buổi chiều tan sở, trước khi làm việc, ngồi nơi bàn giấy niệm mười câu rồi mới làm, khi tan sở, sau khi làm xong công việc, niệm Phật hiệu mười câu rồi mới rời khỏi chỗ. Buổi sáng, buổi chiều thành bốn lần, tổng cộng chín lần.
    Niệm đâu nghĩ tại đó, tuy rất đơn giản, thời gian chỉ một phút là xong nhưng hết sức có hiệu quả. Vì sao? Thời thời khắc khắc quý vị đều nghĩ tới Phật. Dùng cách này làm định khóa (công khóa nhất định), những khi khác là “tán khóa”. Tán khóa là khi nào quý vị nghĩ đến bèn niệm khi đó; còn cách này mỗi ngày chín lần, mỗi lần niệm mười câu Phật hiệu, lấy nó làm định khóa, thật sự chẳng tốn thời gian, chẳng lỡ làng công việc. Pháp môn này quả thật vô cùng thuận tiện, phù hợp với “nhất hướng chuyên niệm”.
    Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa - Tập 26
    Hòa Thượng Tịnh Không
    A Di Đà Phật xin thường niệm
    ___________________
    Xin Phật A Di Đà
    Tiếp dẫn con vãng sanh
    Về Tây Phương Cực Lạc
    Nguyện đem công đức này
    Hướng về khắp tất cả
    Đệ tử và chúng sanh
    Đồng vãng sanh Tịnh Độ
    A Di Đà Phật
    A Di Đà Phật
    A Di Đà Phật
    ___________________
    Xem thêm những bài viết và video khai thị khác của Hòa Thượng Tịnh Không:
    www.youtube.com/@tinhkhongphapngu1711/videos

  • @tamnhunguoiconphat8408
    @tamnhunguoiconphat8408 Před 2 dny +1

    A Di Đà Phật

  • @m.tronglu4847
    @m.tronglu4847 Před 5 dny +1

    Adi DaPhat

  • @hoatruong4914
    @hoatruong4914 Před 7 dny +1

    ADIDAPHAT ❤
    ADIDAPHAT ❤
    ADIDAPHAT ❤

  • @tycao1541
    @tycao1541 Před 4 dny +1

    🙏👍A DI ĐÀ PHẬT, Quý Tổ Đức dạy : NIỆM PHẬT một câu, PHƯỚC SANH Vô Lượng,...👍🙏 PHƯỚC NIỆM PHẬT là PHƯỚC Vô Lậu, là Phương Tiện đưa ta về Cõi Tây Phương Cực Lạc 👍🙏Kính Tri Ân và Biết Ơn Quý Ngài 🙏🙏🙏👍♥️