Thiền Ca Làng Mai - Tưởng nhớ Thiền sư pháp hiệu trước Nhất sau Hạnh (1926 - 2022)

Sdílet
Vložit
  • čas přidán 27. 01. 2022
  • TỊCH DIỆT VI LẠC
    || Ở thế gian chết chóc là đau khổ, nhưng đối với Phật giáo “Chết là một niềm vui” (Tịch diệt vi lạc), có vẻ khó hiểu và chống trái?
    || Phật giáo xuất hiện trên đời này là để giải quyết sự chống trái này, nghĩa là giải quyết tận gốc rễ luân hồi sinh tử. Còn sinh tử, còn luân hồi là còn khổ đau, giải thoát khỏi luân hồi sinh tử là niềm vui, đơn giản vậy thôi. Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật đã tuyên bố: “Chư hành vô thường, Thị sinh diệt pháp, Sinh diệt diệt dĩ, Tịch diệt vi lạc". Nghĩa là: “Các hành vô thường, Là pháp sinh diệt, Sinh diệt hết rồi, Tịch diệt là vui”.
    || Giáo lý của Phật luôn nhắc nhở “Sanh tử đại sự, vô thường tấn tốc”, phải cố gắng “Hằng ngày an vui tu tập, pháp Phật nhiệm mầu, để mau ra khỏi luân hồi”. Và khi đã ra khỏi luân hồi rồi, mới có thể phát biểu được như lời của Thiền Sư Từ Minh “Sanh như đắp chăn Đông, tử như cởi áo Hạ”; một người ngộ đạo, sống giữa cuộc đời này một cách tự tại, vượt ra ngoài vòng trói buộc của sống và chết, xem sự chào đời như mùa Đông có chiếc chăn đắp lên cho ấm, và khi chết, xác thân này tan rã để trở về Pháp thân thanh tịnh, cũng giống như mùa Hè cởi chiếc áo ra cho mát, không có gì sợ hãi và lo âu.
    || Bài hát "Tịch diệt vi lạc" được kết hợp bởi hai bài kệ và đã được thầy Pháp Niệm phổ nhạc: một bài kệ "Lặt Rau" của Sư Ông Làng Mai, và một bài kệ nổi tiếng trong kinh Đại Niết Bàn (Bụt nói trước khi nhập Niết Bàn).
    || Chư hạnh vô thường, thị sinh diệt pháp: tất cả mọi hiện tượng đều vô thường, chúng đều là những pháp có sinh và có diệt.
    || Sinh diệt diệc dĩ, tịch diệt vi lạc: khi cả cái sinh và cái diệt đều đã bị diệt rồi, lúc bấy giờ, sự tịch diệt, sự yên lặng đó chính là niềm vui chân thật.
    ---------------
    || Link bài viết: bodhi.blog/thien-ca-lang-mai
    || Facebook: / bodhi.hcm
    || Website: bodhi.blog/bodhi.hcm
    [ Bồ-đề (zh. 菩提, sa., pi. बोधि bodhi) là danh từ dịch âm từ bodhi tiếng Phạn, dịch nghĩa là Tỉnh thức, Giác ngộ (zh. 覺悟) ]

Komentáře •