Video není dostupné.
Omlouváme se.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ sau khi tiêm chủng | Bác Sĩ Của Bạn || 2022

Sdílet
Vložit
  • čas přidán 24. 01. 2022
  • Hướng dẫn chăm sóc trẻ sau khi tiêm chủng | Bác Sĩ Của Bạn || 2022
    Hãy cùng Bác Sĩ Của Bạn tìm hiểu cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm chủng
    Sau khi tiêm chủng, trẻ có thể gặp phải một số vấn đề như sốt, sưng đỏ vị trí tiêm, quấy khóc,... Cha mẹ cần biết cách theo dõi, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và cách chăm sóc trẻ sau khi trẻ được tiêm chủng để trẻ luôn luôn khỏe mạnh và được kịp thời can thiệp nếu có dấu hiệu bất thường.
    1. Các phản ứng của trẻ sau tiêm chủng
    • Sốt
    Sốt là phản ứng thường gặp ở trẻ sau khi tiêm chủng. Đa số trẻ sốt thường nhẹ, có thể tự khỏi và thường ít khi kéo dài quá 2 ngày. Tuy nhiên, khi trẻ bị sốt, mẹ cần kiểm tra nhiệt độ của trẻ 2 - 3 giờ/lần hoặc 15-30 phút/lần nếu trẻ bắt đầu sốt trên 380C. Nếu trẻ sốt trên 38,50C cần cho bé dùng thuốc hạ sốt (đường uống hoặc đặt hậu môn); còn nhiệt độ ở dưới 380C, mẹ chỉ cần theo dõi và chườm ấm cho trẻ (có thể chườm bằng nước có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể 1-20C) hoặc dán trán bằng miếng dán hạ sốt.
    • Phản ứng tại vị trí tiêm
    Một số trường hợp sau khi tiêm chủng, tại vị trí tiêm có thể bị sưng, đỏ, đau hoặc cứng vị trí tiêm. Hiện tượng này cũng thường tự khỏi sau vài ngày, không cần điều trị gì. Tuyệt đối không được đắp bất cứ gì vào vị trí tiêm ví dụ như chanh, khoai tây...hoặc chườm bằng đá, chườm nước nóng. Nếu trẻ sưng đau vị trí tiêm, quấy khóc nhiều, có thể sử dụng paracetamol với liều hạ sốt cũng có thể giảm đau cho trẻ.
    Trong số ít trường hợp có thể xuất hiện bầm tím tại vị trí tiêm, đặc biệt khi trẻ có bệnh lí về máu hoặc giảm tiểu cầu. Với trẻ bị thiếu yếu tố đông máu hoặc giảm tiểu cầu quá mức có thể truyền các yếu tố đông máu hoặc truyền tiểu cầu trước khi tiêm chủng.
    Với mũi tiêm vắc-xin BCG phòng lao sau 2 tuần đến 2 tháng hoặc lâu hơn, vị trí tiêm xuất hiện đỏ da và hình thành mụn mủ, mụn mủ vỡ ra tạo thành sẹo lao cũng là hiện tượng bình thường. Chúng ta cũng không cần phải điều trị gì.
    • Phát ban đỏ hoặc ban mụn nước trên da
    Sau khi tiêm vắc-xin phòng sởi, sởi -quai bị- rubella có thể phát ban giả sởi trên da sau tiêm 5-12 ngày. Tiêm vắc-xin phòng thủy đậu sau 3-4 tuần cũng có một số ít trường hợp nổi vài mụn nước trên da như ban mụn nước của thủy đậu. Tuy nhiên, các ban này số lượng rất ít (không nhiều như bị nhiễm bệnh thực sự) và thường biến mất sau 1 - 2 ngày.
    • Rối loạn tiêu hóa nhẹ:
    Một số rất ít trẻ sau khi sử dụng vắc-xin phòng tiêu chảy do rotavirus cũng có thể có triệu chứng rối loan tiêu hóa như đi ngoài nhiều lần hơn, có thể 5-6 lần/ ngày và phân cũng loãng nước hơn. Tuy nhiên, phản ứng này thường tự hết sau 1-2 ngày, không cần phải sử dụng thuốc hay men tiêu hóa.
    • Triệu chứng giả cúm:
    Một số trường hợp sau khi tiêm vắc-xin phòng cúm xuất hiện hắt hơi, chảy nước mũi trong, đau đầu, đau cơ nhẹ...Đây là triệu chứng gải cúm sau khi tiêm vắc-xin. Triệu chứng này cũng tự khỏi sau 1-2 ngày sau tiêm. Gia đình có thể sử dụng nước muối sinh lí để xịt hút mũi cho trẻ nếu trẻ xuất tiết dịch mũi nhiều.
    Khi trẻ sốt, sưng đau ở vị trí tiêm hoặc có một vài phản ứng phụ thông thường sau tiêm vắc-xin, cơ thể trẻ cũng có thể khó chịu hơn nên trẻ có thể quấy khóc nhiều hơn, ăn uống kém hơn ngày thường. Do đó, bố mẹ không phải lo lắng quá mức. Tuy nhiên, vẫn có những phản ứng vượt quá mức thông thường hoặc là dấu hiệu sớm của phản ứng phản vệ. Chính vì vậy, sau khi tiêm xong, trẻ phải được theo dõi sát sao tại cơ sở tiêm chủng 30 phút, sau đó gia đình cần tiếp tục theo dõi bé tối thiểu 24 - 48 giờ sau tiêm để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường này.
    2. Các phản ứng nặng sau tiêm chủng
    Các phản ứng này thường rất hiếm khi xảy ra, nếu có phải điều trị tại các cơ sở y tế để đảm bảo an toàn cho trẻ. Một số phản ứng nặng sau tiêm chủng bao gồm:
    • Phản vệ
    • Phản ứng quá mẫn cấp tính: Thường xảy ra trong vòng 2 giờ sau khi tiêm chủng với 1 hay kết hợp nhiều triệu chứng như thở khò khè, ngắt quãng do co thắt khí phế quản và thanh quản, phù nề thanh quản; phát ban, phù nề ở mặt, hoặc phù nề toàn thân, cần dùng các thuốc kháng histamin, phòng ngừa bội nhiễm, đảm bảo nhu cầu dịch và dinh dưỡng.
    Những thông tin chương trình Bác Sĩ Của Bạn cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
    Bác Sĩ Của Bạn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa. Các bài viết của Bác Sĩ Của Bạn chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
    Ấn “Đăng kí” để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại đây.
    / @aophatviet456
    © Bản quyền thuộc về Bác Sĩ Của Bạn
    © Copyright by Bac Si Cua Ban ☞ Do not Reup
    #bacsicuaban #chamsoctresautiemchung #tiemchungotre

Komentáře • 1

  •  Před 2 lety +5

    Những thông tin chương trình Bác Sĩ Của Bạn cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.