Trần Văn Nhơn - Hà Nội 49 - Tơ lòng trên phím nhạc kỳ 003

Sdílet
Vložit
  • čas přidán 11. 09. 2024
  • Chương trình Tơ lòng trên phím nhạc đã thực hiện rất nhiều chương trình trong suốt thời gian qua. Xin vào link bên dưới để theo dõi toàn bộ những chương trình đã đăng: • Video
    Mong bạn sẽ thưởng thức và tiếp tục theo dõi, ủng hộ cho nhóm thực hiện chương trình.
    Trân trọng.
    Chương Trình Tơ Lòng Trên Phím Nhạc # 003 - TRẦN VĂN NHƠN
    1- Sài Gòn xa hoa - Ngọc Bảo
    2- Hà Nội 49 - Khánh Ly
    3- Chiều đông phương bắc - Ngọc Bảo
    4- Ảo ảnh chiều thu - Mai Hương
    Nhạc sĩ Trần Văn Nhơn được xếp vào hàng tiền bối trong làng nhạc, có nghĩa là một trong những nhạc sĩ tiên phong ở miền Nam. Ông dùng một bút hiệu rất khó hiểu, đó là Trần Văn Nhơn (APNC). Bốn chữ (APNC) viết tắt của “Antoine Philippe Nhơn Cầu Kho”.
    Trần Văn Nhơn sinh năm 1912, ông lớn lên tại Cầu Kho, Sài Gòn. Được gửi vào theo học tại nhà dòng với ý định trở thành linh mục đạo Thiên Chúa. Thế nhưng có lẽ vì không có ơn gọi, ông đã bỏ nhà dòng ra ngoài và bắt đầu hoạt động trong lãnh vực âm nhạc từ những năm 1935.
    Cũng nhờ thời gian sống trong nhà dòng mà ông có cơ hội được học hỏi rất nhiều về âm nhạc. Tiếp thu nhạc lý Tây phương, để rồi từ đó ông phát động cho phong trào người Việt viết và hát nhạc Việt. Ngoài ra, ông còn biết hòa âm, phối khí và chỉ huy dàn nhạc. Những khả năng mà rất ít nhạc sĩ thời bấy giờ có thể làm được.
    Trần Văn Nhơn sinh hoạt văn nghệ trong thầm lặng, ông làm việc ở đài phát thanh, đóng góp vào công việc xây dựng nền tân nhạc Việt Nam bằng những sáng tác của chính mình.
    Chẳng hiểu vì đâu mà Trần Văn Nhơn lại lưu lạc ra tận miền Bắc? Chỉ biết rằng từ năm 1948 đến năm 1952, Trần Văn Nhơn cộng tác với đài phát thanh Hà Nội, với chức vụ nhạc trưởng trong ban “Việt Nhạc” do nhạc sĩ Thẩm Oánh thành lập. Trong đó có các ca sĩ Minh Trang, Minh Đỗ, và nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ.
    Có một điểm khá đặc biệt tương phản giữa hai nhạc sĩ Trần Văn Nhơn và Lê Thương. Đó là nhạc sĩ Lê Thương là người miền Bắc, nhưng lại nổi tiếng ở trong Nam, trong khi Trần Văn Nhơn sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn lại nổi tiếng ở ngoài Bắc.
    Thật vậy, nếu để ý một chút, chúng ta sẽ thấy rằng khi Lê Thương trở nên nổi tiếng với ba bài “Hòn Vọng Phu I, II & III” thì ông đang sống ở miền Nam. Cách ông dùng ngôn ngữ để viết lời nhạc, đều tạo cho người nghe cái cảm giác ông là người miền Nam. Điều này thể hiện rất rõ ràng trong nhiều ca khúc khác của ông như: “Lòng mẹ Việt Nam”, “Hoa Thủy Tiên”, “Nàng Hà Tiên”...
    Trong khi đó, Trần Văn Nhơn lại nổi tiếng tại miền Bắc với những ca khúc: “Sài Gòn xa hoa”, “Ảo ảnh chiều thu” và đặc biệt nhất là “Hà Nội 49”. Có thể nói Trần Văn Nhơn đã đi tiên phong trong việc viết những ca khúc để ca ngợi vẻ đẹp của các thành phố trên đất nước Việt Nam, mở đường cho những nhạc phẩm viết về quê hương sau này.
    Những nhạc phẩm sáng tác về thành phố Hà Nội rất nhiều, thế nhưng đa số người yêu âm nhạc đều cho rằng hai ca khúc nổi bật nhất phải là “Hà Nội 49” của Trần Văn Nhơn, và “Hướng về Hà Nội” của Hoàng Dương.
    “Hà Nội 49” là một ca khúc rất đặc biệt, được Trần Văn Nhơn viết theo thể điệu Tango. Ra đời trong tình hình chính trị khá phức tạp của đất nước lúc bấy giờ. Chiến tranh gây điêu tàn, đổ nát khắp nơi, nhưng đồng thời cũng trong loạn lạc, điêu linh ấy, Hà Nội vẫn vươn lên, cố hồi sinh và tồn tại.
    Trở lại Sài Gòn sinh sống năm 1953, Trần Văn Nhơn làm việc tại đài phát thanh Sài Gòn. Có lẽ kỷ niệm của thời gian đi tu vẫn còn trong ký ức, nên ông đã dành khá nhiều thời gian để giúp ca đoàn Hùng Tâm Dũng Chí tại nhà thờ thánh Jeanne d’Arc. Ông mất tại nhà riêng ở Sài Gòn năm 1972 do bệnh tim.
    Trần Văn Nhơn sáng tác tương đối ít, ông dành nhiều thời giờ cho những công việc tại các đài phát thanh. Phần lớn những ca khúc của ông đã bị lãng quên, ngoại trừ “Hà Nội 49”, cho đến nay vẫn còn được phổ biến rộng rãi và yêu thích trong giới yêu nhạc.

Komentáře • 22