Các loại Bill Of Lading (Vận Đơn đường biển) / Demo cách check một Carrier Bill Of Lading

Sdílet
Vložit
  • čas přidán 17. 10. 2020
  • Sau video chia sẻ về cách làm SI/VGM để submit cho Carrier/Forwarder, video này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về Bill Of Lading:
    - Tầm quan trọng của Bill Of Lading trong shipping.
    - Các loại Bill Of Lading trong vận tải đường biển.
    - Cách check một draft Bill of Lading và những lưu ý quan trọng cần ghi nhớ.
    After the video of sharing about "How to prepare SI/VGM for Carrier Bill?", this video will help you guys understand more clearly about Bill Of Lading:
    - The importance of Bill Of Lading in shipping.
    - Types of Bill Of Lading in Ocean transportation.
    - Check a draft Carrier Bill Of Lading and some important notes are needed to keep in mind.
    ---------------------------------------------------------------------
    Music: Beautiful Messenger
    Source: www.danosongs.com
    #Logistics #Thutuchaiquan #Bill

Komentáře • 15

  • @binhtran1937
    @binhtran1937 Před 23 dny

    Sea Waybill mới đúng thuật ngữ nha em,

  • @nguyenthaovy8921
    @nguyenthaovy8921 Před 3 lety

    Cảm ơn video của chị nhiều lắm a. Rất hay và bổ ích, Đúng cái em cần, đã được giải đáp. Chúc chị ra nhiều video lồng ghép cả tiếng anh lẫn tiếng việt

  • @thoaihocong4555
    @thoaihocong4555 Před rokem

    Cảm ơn Chị rất nhiều, video rất chi tiết và dễ hiểu

  • @nhilam8906
    @nhilam8906 Před 3 lety

    Thông tin thực sự rất bổ ích luôn ạ. Chúc kênh mình luôn phát triển ạ

  • @bichbuingoc2005
    @bichbuingoc2005 Před rokem

    Chị cho em hỏi forwarder phát hành HBL thì có cần phải đăng kí mẫu HBL với cơ quan nào không ạ?

  • @trantranthihuyen7003
    @trantranthihuyen7003 Před 2 lety

    chị ơi, cho em hỏi làm sao để phân biệt đó là direct B/L hay through B/L vậy ạ.

  • @lovetravelingandenjoying

    Dạ em chào chị ạ, Em đang học môn thanh toán quốc tế, chị cho em hỏi " cái nào là đặc điểm phổ biến của vận đơn được sử dụng trong L/C? Tại sao?"
    Em nghĩ đó là vận đơn gốc vì nó tạo sự tin tưởng cho nhà nhập khẩu đối với nhà xuất khẩu. Nhưng em không biết đúng không nữa.

  • @nguyenthaovy8921
    @nguyenthaovy8921 Před 3 lety +1

    Em ko rõ ở 2 câu bên dưới, nhờ chị giải thích giùm em:
    1.Cty FWD đại diện đị gom hàng lẻ của những FWD khác đóng chung cont, thì trên MBL người xuất khẩu là cty FWD đại diện; ai sẽ người nhập khẩu đứng tên trên Master Bill trường hợp nhiều người nhận hàng.
    2. Như chị có nói có sự kết hợp 1 MBL, nhiều HBL thì phải cùng ngày hàng đến, cùng tên tàu, cùng địa điểm xêp hàng, dở hàng, cùng consigneee. Em ko rõ cùng cosignee như thế nào? Trong khi là hàng có nhiều HBL tức theo em hiểu là nhiều người nhận . Mong nhận phản hồi từ chị sớm nhất có thể

    • @k20m68
      @k20m68  Před 3 lety +1

      Em xem phần giải thích của chị nha.
      1. Trường hợp này, shipper là cty FWD của nước origin, consignee sẽ là đại lý hoặc chi nhánh của cty FWD ở nước đến. VD: Cty FWD ABC Việt Nam đại diện gom hàng ở Hochiminh đi Singapore, thì MBL sẽ show shipper là cty FWD ABC Việt Nam và consignee sẽ là cty FWD ABC Singapore hoặc 1 cty FWD nào đó làm agent cho cty FWD ABC Việt Nam. Consignee này họ sẽ nhận hàng đem về kho CFS để dỡ cont, chia hàng cho các real consignee trên HBL đến nhận hàng.
      2. Trường hợp hàng FCL có consignee khác nhau trên HBL, nhưng có thể combine cùng 1 MBL nếu cùng tàu, destination... thì shipper và consignee trên MBL sẽ tương tự trường hợp 1. Hoặc 1 trường hợp khác nữa là hàng chỉ định, cty FWD ABC Việt Nam sẽ đại diện 1 consignee (customer) book hàng và issue HBL cho các shipper, nên MBL sẽ show shipper là cty FWD ABC Việt Nam và consignee sẽ là chính customer chỉ định cty FWD ABC Việt Nam handle hàng cho họ.
      Nếu có điểm nào chưa rõ thì em cứ chia sẻ nha. Cám ơn em.

    • @nguyenthaovy8921
      @nguyenthaovy8921 Před 3 lety

      @@k20m68 em hiểu rồi chị. Cảm ơn chị nhiều!

  • @vohuutinh353
    @vohuutinh353 Před 3 lety

    Chị ơi tại sao trên B/L phải ghi ký mã hiệu số hiệu hàng hoá và mô tả và số lượng

    • @k20m68
      @k20m68  Před 3 lety

      Đây là quy định trong vận chuyển hàng hóa quốc tế nha bạn. Trên BL cần phải thể hiện rõ số lượng, tên hàng cụ thể. Mã hiệu số hiệu hàng hóa, nếu bạn đang đề cập đến HS code, thì HS code có thể thể hiện hoặc không thể hiện trên BL, nhưng phải cung cấp để carrier, forwarder họ khai manifest nếu nước đến yêu cầu nhé.

  • @AnhPham-lg3cp
    @AnhPham-lg3cp Před 3 lety

    Chị ơi, cho em hỏi chút ạ. Nếu tàu chuyển tải mà k thể hiện trên bill ban đầu. Nhưng thực tế là tàu đã chuyển tải ( tàu đi và tàu đến là 2 tàu khác nhau) thì bill có phải sửa để trình lên hải quan k ạ? Em cảm ơn

    • @k20m68
      @k20m68  Před 3 lety

      Đối với hàng nhập, Bill không show tàu chuyển tải nhưng thực tế là có và là tàu cập cảng Việt Nam. Nếu em đang hỏi trường hợp này thì em có thể không cần phải sửa tên tàu trên Bill, chỉ cần sử dụng đúng tên tàu trên Thông Báo Hàng Đến để khai Hải Quan là được.

    • @AnhPham-lg3cp
      @AnhPham-lg3cp Před 3 lety

      @@k20m68 em cảm ơn nhiều ạ ♥️