Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn P.1 - 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (1930-2000)

Sdílet
Vložit
  • čas přidán 21. 08. 2024
  • Trịnh Công Sơn (28/2/1939 - 1/4/2001) là một nam nhạc sĩ người Việt Nam. Ông được coi là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc. Ông nguyên quán ở làng Minh Hương, xã Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên.[2] Gia đình của ông là Người Hoa. Ông lớn lên tại Huế.
    Năm 1957, khi 18 tuổi, ông bị một tai nạn, khi đang tập võ judo với người em trai, ông bị thương nặng ở ngực, suýt chết và phải nằm liệt giường gần hai năm tại Huế. Cũng theo một nguồn tin khác như lời kể của bà Trịnh Vĩnh Trinh (em gái cố nhạc sĩ): "Năm anh Sơn 18 tuổi, ba mất, để lại mẹ và bảy người em. Lúc đó, anh còn quá trẻ, không biết phải làm sao. Mấy tháng liền, trời nắng chang chang, anh lên mộ ba ngồi cả ngày. Anh ốm nặng một trận. Khi khỏi, anh nhờ má mua cho cây đàn để viết nhạc". Bà Trịnh Vĩnh Trinh kể ở tuổi 18, trở thành trụ cột gia đình, Trịnh Công Sơn loay hoay không biết phải bắt đầu thế nào. Ông mua rất nhiều sách để đọc và dạy các em. Thời gian nằm bệnh, ông đọc nhiều sách về triết học, văn học, tìm hiểu dân ca. Ông từng thổ lộ: "Khi rời khỏi giường bệnh, trong tôi đã có một niềm đam mê khác - âm nhạc. Nói như vậy hình như không chính xác, có thể những điều mơ ước, khát khao đó đã ẩn chứa từ trong phần sâu kín của tiềm thức bỗng được đánh thức, trỗi dậy".
    Theo ông cho biết, ông sáng tác bài Sương đêm và Sao chiều vào năm 17 tuổi. Nhưng tác phẩm được công bố đầu tiên của ông là Ướt mi, do nhà xuất bản An Phú phát hành vào ngày 20 tháng 9 năm 1960 và qua giọng ca Thanh Thúy.
    Tên tuổi của Trịnh Công Sơn được nhiều người biết đến hơn, từ khi ông cùng ca sĩ Khánh Ly hát tại Quán Văn, một quán cà phê đơn sơ dựng trên bãi đất cỏ sau Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn do nhóm sinh viên mang tên Khai Hóa trong phong trào phục vụ thanh niên xã hội chủ trương, từ cuối năm 1966.
    Ông kể: "Gặp gỡ ca sĩ Khánh Ly là một may mắn tình cờ, không phải riêng cho tôi mà còn cho cả Khánh Ly. Lúc gặp Khánh Ly đang hát ở Đà Lạt, lúc đó Khánh Ly chưa nổi tiếng nhưng tôi nghe qua giọng hát thấy phù hợp với những bài hát của mình đang viết và lúc đó tôi chưa tìm ra ca sĩ nào ngoài Khánh Ly. Tôi đã mời Khánh Ly hát và rõ ràng giọng hát của Khánh Ly rất hợp với những bài hát của mình. Từ lúc đó Khánh Ly chỉ hát nhạc của tôi mà không hát nhạc người khác nữa. Đó cũng là lý do cho phép mình tập trung viết cho giọng hát đó và từ đó Khánh Ly không thể tách rời những bài hát của tôi cũng như những bài hát của tôi không thể thiếu Khánh Ly", còn Khánh Ly kể lại giai đoạn cơ cực đói khổ nhưng đầy hạnh phúc những năm 1960 ấy: "Thực sự tôi rất mê hát. Không mê hát thì tôi không có đủ can đảm để đi hát với anh Sơn mười năm mà không có đồng xu, cắc bạc nào, phải chịu đói, chịu khổ, chịu nghèo, không cần biết đến ngày mai, không cần biết tới ai cả, mà chỉ cảm thấy mình thực là hạnh phúc, cảm thấy mình sống khi mình được hát những tình khúc của Trịnh Công Sơn"
    Trịnh Công Sơn sáng tác được khoảng hơn 600 ca khúc, tuy nhiên tới tháng 4 năm 2017 chỉ có 77 bài được Cục Nghệ thuật Biểu diễn cấp phép. những tác phẩm có ca từ độc đáo, mang hơi hướng suy niệm. Theo Trung tâm Bảo vệ tác quyền âm nhạc Việt Nam Chi nhánh phía Nam, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vẫn là tác giả được trả tác quyền nhiều nhất với hơn 820 triệu đồng trong năm 2015 và luôn trong top 5 nhạc sĩ có tiền trả tác quyền cao nhất.
    Đánh giá này trùng khớp với lời lý giải của ông về sự sáng tác của mình: "Tôi chỉ là 1 tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo..." Hai mảng đề tài lớn nhất trong âm nhạc Trịnh Công Sơn là tình yêu và thân phận con người.
    Nhạc tình
    Tình yêu là đề tài lớn và ảnh hưởng nhất trong các tác phẩm của Trịnh Công Sơn. Những bản tình ca chiếm đa số trong danh mục nhạc phẩm.
    "Sương đêm", "Ướt mi", những ca khúc nhạc tình vẫn mênh mang nỗi buồn kiếp người như "Diễm xưa", "Biển nhớ", "Tình xa", "Tình sầu", "Tình nhớ", "Em còn nhớ hay em đã quên", "Hoa vàng mấy độ", "Cỏ xót xa đưa", "Gọi tên bốn mùa", "Mưa hồng"...
    Nhạc về thân phận con người
    Trịnh Công Sơn từng nói từ khi còn trẻ ông đã luôn ám ảnh bởi cái chết nên âm nhạc của ông mang trong đó một sự mất mát của những số phận con người. Ông cũng ảnh hưởng bởi Phật giáo của phương Đông và chủ nghĩa siêu thực của phương Tây, nhạc Trịnh Công Sơn thấm đượm màu sắc hiện sinh, buồn bã của các tác giả văn học phương Tây thập niên 60 như Jean Paul Sartre, Albert Camus,... Tiêu biểu là các ca khúc "Cát bụi", "Đêm thấy ta là thác đổ", "Chiếc lá thu phai", "Một cõi đi về", "Phôi pha",.... Bên cạnh đó, có những bài tuy là nhạc buồn nhưng có gợi nên tư tưởng thiền như "Một cõi đi về", "Giọt nước cành sen".
    Nguồn: Wiki.org
    Biên soạn: Hoài Nam, SBS Radio, Úc Châu.
    Cover Mây Viễn Phương
    Fanpage: / sevenarts89
    70namtinhcatrongtannhacvietnam #trinhcongson #trịnhcôngsơn #tinhkhucbathu #nhacxua #nhacvangxua #nhactrutinh #nhachaingoai #nhachay #pre1975 #nhactienchien #tinhkhucdedoi #tinhkhuctrutinh #TinhNho #uotmi #chieumotminhquapho #diemxua #khanhly #tuanngoc #thuyduong

Komentáře • 8

  • @metsurinoougi4867
    @metsurinoougi4867 Před 15 dny

    Ra phần 2 đi chú

  • @Daocao795
    @Daocao795 Před 11 měsíci +2

    Tha thiết mong chờ chú ra nhiều video hơn nữa ạ

  • @chautran8081
    @chautran8081 Před 11 měsíci

    Cố nhac sỉ trịnh công sơn những tình khúc bất hửu đả đưa danh ca khánh ly một bước ngoặt mới của cuộc đời

  • @ginmano
    @ginmano Před rokem

    Làm tiếp đi ạ cảm ơn những liều thuốc kiến thức về âm nhạc nước nhà mà kênh mang lại ❤❤❤❤❤

  • @thiennguyenminh7928
    @thiennguyenminh7928 Před 6 měsíci

    Chương trình MVP rất hay. Xin trân trọng cảm ơn tác giả đả kỳ công chọn lọc những lời bình và các bản nhạc tiêu biểu cho từng nhạc sỹ quá xuất sắc , rất lôi cuốn người nghe. Nhung nền âm nhạc VN không có cố nhạc sỹ Phạm Duy thì thiếu sót không nhỏ , tôi rất mong có 1 chương trình dành riêng cho nhac sỹ Phạm Duy . Xin cảm ơn anh Hoài Nam

  • @nguyen7344
    @nguyen7344 Před rokem

    Chương trình của Chú rất xuất sắc, cháu luôn đón nghe các clips để có dịp hiểu được về các nhạc sĩ tài năng. Xin 1 góp ý nhỏ, clips hay khi nghe, nhưng khi coi lên TV, các chữ chạy nhanh và đĩa quay làm vài người trong gia đình than phiền chóng mặt. Cảm ơn Chú rất nhiều 😊

    • @sevenarts89
      @sevenarts89  Před rokem

      Nhắm mắt và thưởng thức âm nhạc nhé bạn ! Cảm ơn cả nhà !

  • @Nghiep_Duyen
    @Nghiep_Duyen Před rokem +1

    Nhạc Sĩ Trịnh thật sự không thể có lời nào chê bai được. Nhưng nhận thức về chính trị Đất Nước Dân Tộc ờ con người này thì phải nói rằng nên nén vào sọt rác. Điều đó Hắn đã những năm tháng cuối đời bằng sự khinh bỉ của Người Dân Miền Nam VNCH và các Ca Nhạc Sĩ thời VNCH